Hiệp hội xăng dầu ủng hộ tăng thuế môi trường lên 8.000 đồng/lít

      Đây là khẳng định của ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam tại hội thảo “Thị trường xăng dầu Việt Nam và vấn đề thể chế”, sáng 16/5.

Nộp thuế là nghĩa vụ

Ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam ủng hộ việc tăng thuế môi trường lên 8.000 đồng/lít xăng dầu. Thậm chí, ông cho rằng Nhà nước cần sớm điều chỉnh để đảm bảo thu ngân sách nhà nước.

“Tăng thuế bảo vệ môi trường lên 8.000 đồng/lít chưa có lộ trình cụ thể. Nhưng chúng tôi ủng hộ sớm điều chỉnh thuế nội địa lên, ít nhất là đưa thuế tiêu thụ đặc biệt và bảo vệ môi trường lên chiếm trên 50% cơ cấu giá để đảm bảo thu ngân sách Nhà nước” – ông Phan Thế Ruệ nói. 

Nhận định giá bán lẻ xăng dầu bị ảnh hưởng bởi rất nhiều loại thuế và không chắc rằng giá bán lẻ sẽ tăng khi thuế bảo vệ môi trường chạm ngưỡng 8.000/lít, ông Phan Thế Ruệ cho rằng nộp thuế trong trường hợp này còn thể hiện trách nhiệm của công dân với đất nước.

“Nếu giảm thuế nhập khẩu mà tăng thuế nội địa thì giá bán lẻ xăng dầu không thay đổi, giá vẫn thế. Vì giá bán lẻ phụ thuộc vào nhiều loại thuế, tăng cái này, giảm cái kia thì vẫn không thay đổi. Là người công dân phải có nghĩa vụ nộp thuế, nộp ngân sách” – ông Ruệ khẳng định.

Thực tế, Hiệp hội Xăng Dầu đã nhiều lần đề xuất điều chỉnh tăng thuế nội địa đối với sản phẩm xăng dầu. Lập luận của Hiệp hội cho thấy việc tăng thuế nội địa không chỉ bù đắp phần hụt thu do cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết quốc tế, mà còn hài hòa được lợi ích của 3 bên: Nhà nước, người tiêu dùng, doanh nghiệp. Theo Hiệp hội xăng dầu, điều này nhất quán với đường lối phát triển thị trường xăng dầu trong trước mắt và dài hạn.

Tăng thuế để bảo vệ nền sản xuất trong nước

Với tầm nhìn đến năm 2025-2030, ông Nguyễn Tiến Thoả, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho rằng sức ép lên các doanh nghiệp xăng dầu trong nước đang tăng dần trước lộ trình giảm thuế nhập khẩu. Để bảo vệ sản xuất trong nước, ông Thỏa đề cập đến những rào cản kỹ thuật đối với xăng dầu.

Hiện nay, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương. Các dòng thuế nhập khẩu xăng dầu đã có bước giảm sâu, ASEAN giảm thuế nhập khẩu xuống 20%, dầu 0%; FTA Việt Nam – Hàn Quốc thuế nhập khẩu xăng xuống 10%, dầu 5%.

Không chỉ bảo vệ thị trường xăng dầu, ông Nguyễn Tiến Thỏa cho rằng Nhà nước cũng cần quan tâm đến việc nuôi dưỡng nguồn thu.

“Ngân sách phải tính chi tiết cụ thể để bảo đảm nguồn thu của nền kinh tế, không nên chỉ tính xăng dầu và tách riêng nền kinh tế. Theo tôi, không thể chỉ tính vòng 1 chặn luôn mà phải tính làm sao thu bền vững. Nghĩa là, đầu vào thì “ăn” ít thôi để vòng 2 sản xuất phát triển. Khi thuế giảm sẽ giúp thị trường tăng cung, sản xuất nhiều hơn, giá thành những sản phẩm thụ hưởng từ xăng dầu sẽ rẻ hơn, giải quyết công ăn việc làm bền vững. Như vậy, tới vòng 3 ta mới thu bền vững” – ông Thỏa nói.

Hiện nay, khung thuế xăng dầu do Bộ Công Thương đề xuất chỉ đưa ra mức thuế tối đa là 8.000 đồng/lít. Tùy thuộc vào sức chịu đựng của nền kinh tế, Chính phủ sẽ có quyết định cuối cùng dựa trên những tính toán cẩn thận.

Nguồn tin: Cafef.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng dầu hôm nay 20.4.2022: Xăng trong nước sẽ tăng mạnh vào ngày mai ?

Giá xăng dầu tham chiếu theo giá thị trường Singapore trong gần 10 ngày qua đều cao hơn so với kỳ trước. Dự báo, xăng trong nước sẽ tăng mạnh vào kỳ điều chỉnh ngày mai 21.4.
Dữ liệu từ Bộ Công thương cho thấy, giá xăng thành phẩm bình quân t..

Saudi Arabia dự kiến khai thác lượng dầu cao kỷ lục

Saudi Arabia có kế hoạch bơm tới 11 triệu thùng dầu/ngày trong tháng Bảy, tăng so với mức 10,8 triệu thùng/ngày trong tháng Sáu và sẽ là mức cao nhất trong lịch sử nước này…

Giá dầu giảm do lo ngại căng thẳng thương mại Mỹ-Trung

Giá dầu lùi dốc hôm 26/3 và để mất mốc cao nhất trong nhiều tuần trong bối cảnh giới đầu tư đánh giá tác động của căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, và Trung Quốc bắt đ..

Vụ tấn công cơ sở dầu tại Saudi Arabia – ‘Lời cảnh tỉnh’ cho các nền kinh tế châu Á

Nhận định về vụ tấn công hai cơ sở lọc dầu tại Saudi Arabia mới đây, chuyên gia Jun Arima, thành viên chính sách cao cấp về năng lượng và môi trường tại Viện nghiên cứu kinh tế ASEAN v..