Kịch bản xu hướng giá lên và xuống cho dầu


Giá dầu có thể tăng do ” nguồn cung giảm, nguy cơ địa chính trị, và mùa đông khắc nghiệt”, theo một bài báo ngày 12 tháng 4 của Barclays.

Các sự kiện địa chính trị đặc biệt có thể giúp giữ giá Brent trên 70 USD cho đến hết tháng 4 và tháng 5, do sự sụt giảm đáng kể lượng dầu tồn kho.

Ngân hàng đầu tư này đã hạ dự báo đáng kể cho sản xuất của Venezuela, giảm xuống 1,1-1,2 triệu thùng/ngày so với dự báo trước đó là 1,4 triệu thùng/ngày. Điều đó đã giúp ngân hàng điều chỉnh nâng dự báo giá cho WTI và cả Brent trong năm 2018 và 2019, lên 3 USD/thùng.

Mặt khác, sự tăng trưởng bùng nổ của đá phiến Mỹ giúp thị trường được cung cấp tốt, và rốt cuộc dẫn tới điều chỉnh giá giảm trong nửa cuối của năm, Barclays cho biết. Trên thực tế, ngân hàng đầu tư này cho biết có một số yếu tố có thể “giết chết” sự phục hồi gần đây. Một trong những nguy cơ tiềm ẩn về cung là khả năng đối đầu giữa Hoa Kỳ và Iran. Việc tái thực thi các biện pháp trừng phạt đe dọa làm mất khoảng 400.000 đến 500.000 thùng/ngày của Iran.

Nhưng Barclays cho hay những quan ngại này là “lạc lối,” với nguy cơ bị thổi phồng. “Vâng, nó sẽ giết chết triển vọng đầu tư dầu mỏ trung hạn, và có thể gây bất ổn cho khu vực hơn nữa, nhưng chúng tôi không chấp nhận một tường thuật rằng thị trường đang mong chờ vào sự gia tăng sản lượng của Iran trong vài năm tới”. Hơn nữa, những sụt giảm liên tục từ Venezuela cũng được hầu hết các nhà phân tích công nhận rộng rãi. Barclays viết: “Do đó, kịch bản thảm khốc của cả hai nước này có thể đã được định vào giá”.

Xét cho cùng, mức giá hiện tại có thể “tốt như nó có được”, Barclays lập luận. Ngân hàng này dự báo Brent sẽ đạt bình quân 63 USD/thùng trong năm nay và chỉ còn 60 USD/thùng vào năm 2019.

Tuy nhiên, Goldman Sachs lại lạc quan hơn, nhấn mạnh rằng sự gia tăng đột ngột trong căng thẳng địa chính trị chỉ “củng cố” dự đoán giá dầu tăng 10% của mình trong 12 tháng tới. Các nhà phân tích của Goldman đã viết hồi tuần trước với khả năng lạm phát, đường cong kỳ hạn rơi vào backwardation và nguy cơ nguồn cung từ sự mất ổn định về địa chính trị, “trường hợp có tính chiến lược cho việc sở hữu hàng hóa hiếm khi mạnh hơn”.

Goldman cũng trích dẫn các cuộc tấn công gần đây vào các cơ sở dầu của Ả-rập Xê-út, một diễn biến mà thường làm các nhà buôn dầu hoảng sợ nhưng những ngày này thậm chí không xếp hạng trong top 5 về rủi ro cung. Phe nổi dậy Houthi do Iran hậu thuẫn ở Yemen đã nhắm tới các cơ sở của Aramco và một tàu chở dầu, mặc dù không có vụ nào làm gián đoạn nguồn cung.

Xét cho cùng, Goldman tin rằng sẽ không có một sự mất mát lớn nào về lượng cung ra thị trường trừ khi cuộc xung đột Saudi-Iran lan rộng hơn bùng nổ. “Tuy nhiên, như chúng ta đã từng lập luận trong quá khứ, với lượng tồn kho thấp và đang giảm, thị trường vẫn dễ bị ảnh hưởng bởi những gián đoạn thậm chí là nhỏ”, ngân hàng này viết.

Mặc dù Barclays tin rằng nguy cơ gián đoạn nguồn cung của Iran đang bị thổi phồng, nhưng Goldman Sachs lại khác một chút. Các biện pháp trừng phạt của Mỹ có thể khiến các nhà máy lọc dầu châu Âu giảm mua dầu của Iran nhưng câu hỏi thực sự là liệu dầu của Iran có phải chỉ đơn giản là chuyển hướng sang châu Á hoặc liệu Iran có buộc phải cắt giảm hay không. Hiệu quả của các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với bảo hiểm vận chuyển có lẽ là chìa khóa để trả lời câu hỏi này. Trong bất kỳ trường hợp nào, Goldman cũng cho biết rằng việc mất đi nguồn cung giả định 500.000 thùng/ngày của Iran có thể dẫn đến giá tăng 7 USD/thùng. Từ đó, câu hỏi là liệu Saudi Arabia có tăng cường sản xuất để bù đắp hay không, điều này sẽ hạn chế tác động của giá.

Tất nhiên, đối với giá dầu, nhiều chuyện sẽ được OPEC đưa ra quyết định cuối cùng trong cuộc họp tháng 6 của mình. Tất cả các dấu hiệu gần đây cho thấy việc gia hạn thỏa thuận có thể kéo cho đến cuối năm nay, và có thể tới phần lớn năm 2019. Các quốc gia OPEC dường như quyết đoán hơn bao giờ hết để xóa đi lượng cung dư thừa, sứ mệnh mà IEA cho biết vào tuần trước có thể đã được hoàn thành.

Cartel dường như không muốn mạo hiểm và đã thảo luận về việc duy trì cắt giảm cho tới nửa đầu năm 2019. Phần lớn động lực đến từ Ả-rập Xê-út, thành viên có ảnh hưởng nhất trong OPEC, muốn 80 giá dầu USD/thùng để tăng định giá cho Saudi Aramco.

Rủi ro đối với thị trường dầu mỏ là OPEC cho phép thắt chặt cân bằng cung quá nhiều, làm giảm tồn kho xuống thấp hơn nhiều so với dự đoán. “Nếu OPEC không bắt đầu bù đắp cho các động lực ngoài nguyên tắc cơ bản của giá dầu bằng cách sử dụng van cứu hộ của chính mình với sản lượng cao hơn, thì có thể thấy thị trường chuyển đổi về cơ cấu trước khi nó có thời gian để phản ứng”, Barclays viết trong một ghi chú.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Xăng dầu “nhập nhằng” thương hiệu, người tiêu dùng chịu thiệt!

Thời gian gần đây, một số doanh nghiệp (DN), đại lý kinh doanh xăng dầu trên địa bàn Hà Tĩnh mặc dù chưa được Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) ủy quyền đại lý hay nhượng quyền thương mại nh..

Giá xăng cao buộc Biden phải chơi đẹp với Ả Rập Xê Út

Trong chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống của đảng Dân chủ, Joe Biden nói rằng ông sẽ khiến Ả Rập Saudi “trả giá” cho việc họ giết nhà báo Jamal Khashoggi của Washington Post.
Ông nói thêm: “Tôi sẽ nói rất rõ rằng trên thực tế chúng tôi sẽ khô..

Giá dầu hôm nay 11/7 diễn biến trái chiều

Giá dầu hôm nay 11/7 diễn biến trái chiều trong bối cảnh còn đó những lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu.
Tính đến đầu giờ sáng nay (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 104,8 USD/thùng – giảm 0,04%, trong khi giá dầu Brent dừ..

Giá dầu tăng nhẹ trên thị trường châu Á

Trong phiên giao dịch sáng ngày 8/1, giá dầu tăng nhẹ trên thị trường châu Á và ở gần mức đỉnh của ba năm qua được ghi nhận hồi tuần trước, do số giàn khoan hoạt động tại Mỹ sụt giảm. 
..