Libya: LNA chuyển giao các cảng dầu cho chính quyền ở miền Đông

 

Quang cảnh cảng dầu Ras Lanuf ở Libya ngày 11/1/2017. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 25/6, người phát ngôn Quân đội Quốc gia Libya (LNA), ông Ahmad Al-Mesmari, thông báo lực lượng này sẽ chuyển giao cho chính quyền ở miền Đông Libya quyền kiểm soát hai cảng dầu chủ chốt vừa tái chiếm được.

Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, thông báo trên được đưa ra chỉ vài giờ sau khi LNA, do tướng Khalifa Haftar chỉ huy, tuyên bố giành quyền kiểm soát hoàn toàn khu vực Lưỡi liềm dầu mỏ của Libya từ nhóm vũ trang đối địch.

Ông Mesmari cho biết tất cả các cơ sở dầu mỏ do LNA kiểm soát sẽ được chuyển giao cho Công ty Dầu mỏ quốc gia Libya trực thuộc chính quyền lâm thời ở miền Đông đối lập và không được cộng đồng quốc tế công nhận.

Ngoài ra, doanh thu từ 4 cảng dầu hiện do LNA kiểm soát cũng sẽ được chuyển cho chính quyền miền Đông – vốn nhận được sự ủng hộ của Tướng Khalifa Haftar và các lực lượng do ông chỉ huy.

Trước đó, ngày 21/6 vừa qua, LNA thông báo đã tái chiếm hai cảng dầu chủ chốt Ras Lanuf và Al-Sidra, một tuần sau khi các cơ sở này rơi vào tay các nhóm vũ trang do thủ lĩnh lực lượng dân quân Ibrahim Jadhran đứng đầu.

Đơn vị Bảo vệ các cơ sở dầu mỏ của Jadhran từng kiểm soát hai cảng Ras Lanuf và Al-Sidra trong nhiều năm sau cuộc chính biến năm 2011 lật đổ nhà cầm quyền Moamer Kaddafi, song cuối cùng nhóm chiến binh này đã bị LNA đánh bật vào tháng 9/2016.

Xung đột vũ trang nổ ra giữa các tay súng của thủ lĩnh dân quân Jadhran và LNA tại khu vực Lưỡi liềm dầu mỏ hôm 14/6 vừa qua đã khiến sản lượng dầu của Libya giảm gần một nửa và buộc Công ty Dầu mỏ quốc gia Libya phải ngừng các hoạt động xuất khẩu từ các cảng trong khu vực, gây thiệt hại hàng tỷ USD. Nền kinh tế Libya dựa chủ yếu vào dầu mỏ.

Sản lượng khai thác dầu mỏ của quốc gia Bắc Phi này từng đạt 1,6 triệu thùng/ngày dưới thời ông Kaddafi. Tuy vậy, cuộc nổi dậy mùa Xuân năm 2011 đã khiến sản lượng dầu của Libya giảm xuống chỉ còn khoảng 20% mức này, trước khi hồi phục lên mức hơn 1 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2017.

Libya đã rơi vào tình trạng bất ổn kể từ năm 2011. Hiện ở quốc gia này tồn tại 2 chính quyền với các lực lượng vũ trang riêng, gồm Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya (GNA) được Liên hợp quốc ủng hộ hoạt động tại thủ đô Tripoli, do Thủ tướng Fayez al-Sarraj lãnh đạo và một chính quyền tại miền Đông được Tướng Khalifa Haftar hậu thuẫn./.

Nguồn tin: vietnamplus.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Tại sao xuất khẩu dầu của Mỹ đang tăng vọt?

Xuất khẩu dầu thô của Mỹ đang tăng nhanh và tới tay càng nhiều người mua trên toàn thế giới, trong đó có các trung tâm nhu cầu đang phát triển nhanh nhất ở châu Á, th

Giá xăng dầu hôm nay 13/6: Cập nhật giá xăng dầu trong nước, quốc tế

Cập nhật giá xăng dầu trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 13/6/2022. Cập nhật giá xăng dầu thế giới mới nhất hôm nay 13/6.
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 13/6
Ghi nhận vào lúc 7h00 ngày 13/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent giao ở mức ..

Trung Quốc đang là yếu tố tác động mạnh nhất đến thị trường dầu lửa?

Trong năm ngoái, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới và sang năm 2018, khả năng trên có thể tiếp tục lại xảy ra. 
Ảnh: MarketWatch
Chiều thứ Ba tuần này,..

Năm 2019 sẽ là một năm đầy biến động đối với dầu

Giá dầu đã phục hồi trong tuần sau thỏa thuận OPEC , và IEA nói rằng thỏa thuận này có lẽ ít nhất đã đặt ra một mức giá sàn. Tuy nhiên, sự biến động khó mà mất..