Liệu Nga có thể phá vỡ sự phụ thuộc của mình vào dầu mỏ?

Mặc dù giá dầu đang cải thiện, nhưng tăng trưởng kinh tế của Nga đang chậm lại, với mức tăng GDP quý III là 1,8 phần trăm dựa trên cơ sở của một năm, so với 2,5 phần trăm trong quý thứ hai, Cục thống kê quốc gia Nga (Rosstat), cho biết vào đầu tuần này. Các nhà phân tích cho rằng đó là dấu hiệu mới nhất cho thấy nền kinh tế Nga cần những cải cách lớn.

Nói rõ ra là: Nga cần một cuộc cải tổ kinh tế mà sẽ làm giảm sự đóng góp của dầu vào thu ngân sách. Cuộc cải tổ này là điều mà Thống đốc ngân hàng trung ương Elvira Nabiulina đã dán nhãn vào năm ngoái, cảnh báo rằng nếu không có nó, GDP sẽ không thể tăng trưởng với tốc độ hơn 2 phần trăm ngay cả khi giá dầu nhảy vọt lên 100 USD một thùng.

Cuộc cải tổ đang diễn ra, nhưng nó cần phải tăng tốc độ. Mặc dù vậy, các nhà phân tích có nhiều điểm để quan tâm đến số liệu quý 3 và những lưu ý này không phải là về dầu mỏ. Đối với những người mới bắt đầu, Capital Economics cho biết lý do cho sự giảm tốc tăng trưởng GDP là vì sự chậm lại trong tăng trưởng của khu vực sản xuất công nghiệp. Sau đó, Goldman Sachs chỉ ra rằng khi điều chỉnh theo sự chênh lệch về lịch, thì tăng trưởng GDP quý 3 thực sự đạt 2,4% trong năm.

Bây giờ, một số người nói rằng đối với một quốc gia mà vừa phục hồi được tình trạng suy thoái nghiêm trọng vào cuối năm ngoái, thì Nga đang không thể hiện quá tồi. Chắc chắn Nga không phụ thuộc vào doanh thu dầu mỏ như một số nhà quan sát tin tưởng. Quả thực, Nga đang trở thành lực lượng chi phối trên một thị trường hàng hóa khác: lúa mỳ. Nông nghiệp là một ngành là một ưu tiên hàng đầu đối với điện Kremlin, đặc biệt là do hậu quả của biện pháp trừng phạt của châu Âu mà Nga đã đáp trả lại bằng việc cấm nhập khẩu rất nhiều thực phẩm từ EU.

Đa dạng hóa là tốt, nhưng tăng trưởng kinh tế hiện nay của Nga không phải là một kết quả của việc đa dạng hóa các dòng doanh thu, nhưng chi tiêu tiêu dùng lớn hơn được dựa trên việc vay nợ, chuyên gia phân tích Leonid Bershidsky nói.

Nga đã chứng kiến lương thực tế tăng trong hơn một năm nay. Năm nay, ngân hàng trung ương đã giảm lãi suất khi nền kinh tế tăng trưởng trở lại. Người tiêu dùng tự tin hơn. Điều này đã thúc đẩy họ vay mượn nhiều hơn, Bershidsky giải thích. Họ mượn nhiều hơn để chi tiêu nhiều hơn, cho mọi thứ từ thực phẩm đến bất động sản.

Tình hình này thực sự bền vững, các nhà phân tích lưu ý, nhưng nó không làm tăng tốc sự tăng trưởng. Giá dầu cao hơn cũng không giúp được gì. Cũng giống như Ả-rập Xê-út và tất cả các nhà sản xuất lớn khác: giá dầu càng cao, sự cám dỗ càng lớn để lôi kéo vào con đường mà bạn đã biết từ nhiều thập kỷ trở lại đây.

Liệu Nga có thể chống lại sự cám dỗ này? Thật khó để nói, nhưng chắc chắn là có một động lực mạnh mẽ để làm điều đó. Không chỉ vì những lời cảnh báo của Nabiulina mà còn vì thành quả của việc đa dạng hóa là rõ ràng: năm nay, Nga đã trở thành quốc gia xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới. Có lẽ quá nhiều sự tập trung vào các mặt hàng là không tốt về lâu dài, nhưng mặt khác, nếu bạn có nhiều mặt hàng, tại sao bạn không sử dụng chúng tốt nhất có thể?

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

BofAML: giá dầu sẽ có mức trung bình 50-70 cho đến năm 2023 | Hoanghungpetro.com.vn

Ngân hàng Bank of America Merrill Lynch (BofAML) cho biết trong báo cáo Global Energy Paper mới nhất về năng lượng toàn cầu cho biết rằng giá dầu Brent dự kiến ​​sẽ ở mức trung bình từ 50 USD đến 70 USD..

Sau cam kết cắt giảm, liệu nhà sản xuất số 02 OPEC có dở trò?

Chỉ một tuần sau khi đã đồng ý thỏa thuận cắt cung của OPEC, Iraq đang có dấu hiệu gian lận, và thay vì cắt giảm xuất khẩu – một sản phẩm cắt giảm hợp lý – nước này kế hoạch tăng doanh thu b

Sự hợp tác của OPEC và thực tế đá phiến | Hoanghungpetro.com.vn

Theo báo cáo của Al Rajhi Capital về thị trường dầu mỏ, giá dầu đã đi theo con đường hồi phục, sự đồng thuận nói chung dường như chính là sự gia tăng liên tục của sản lượng đá phiến của Mỹ..

Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Iran khi hai bên không đạt được thỏa thuận hạt nhân nào

Không có thỏa thuận hạt nhân nào với Iran trong thời gian tới, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã áp dụng các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với các công ty có trụ sở tại Iran, Trung Quốc và UAE vì cho phép xuất khẩu hóa dầu của Iran.
Hôm thứ Năm, Văn phòng..