Liệu Venezuela có thể thôi thúc OPEC sản xuất dầu nhiều hơn?


Ngành công nghiệp dầu mỏ của Venezuela đang sụp đổ nhanh chóng. Không mấy ngạc nhiên khi OPEC cuối cùng cũng tuyên bố về việc có thể tăng sản lượng để bù đắp cho sự sụt giảm quá mức của Venezuela. Như Reuters đã đưa tin ngày hôm qua, cartel “đang theo dõi sát sao” sản lượng dầu của quốc gia này để đảm bảo rằng nó đủ thấp cho các thành viên khác can thiệp vào và bắt đầu sản xuất nhiều hơn.

Nếu OPEC đang nói về việc hành động, thì điều này có nghĩa là nhóm này không quá hài lòng với giá dầu ở mức hiện tại, tại thời điểm viết bài này là 79,36 USD/thùng cho Brent và 72,51 USD/thùng cho dầu WTI.

Bộ trưởng năng lượng Ảrập Xêút và UAE cũng đã nói như vậy: tuần trước họ cho biết không có lý do cơ bản nào để Brent giao dịch trên 80 đô la Mỹ một thùng – có đủ nguồn cung để bù đắp cho bất kỳ tổn thất nào khi lệnh trừng phạt của Mỹ lên Iran có hiệu lực vào cuối năm nay. Bây giờ, các quan chức OPEC khác hầu như đang thừa nhận rằng Brent từ 80 đô la Mỹ trở lên có lẽ không phải là mức giá tốt nhất cho bất kỳ ai.

Đây là một diễn biến khá thú vị. Sản lượng dầu của Venezuela hiện đang ở mức thấp nhất trong khoảng 7 thập kỷ, chỉ còn 1,4 triệu thùng/ngày, và tất cả các dấu hiệu đều hướng tới một sự suy giảm hơn nữa sau khi Nicolas Maduro tái đắc cử và là cơ hội tốt cho hành động trừng phạt từ Washington, mà chắc chắn là sẽ nhắm vào ngành dầu mỏ của nước này. Cho dù không có thêm bất kỳ lệnh trừng phạt nào khác từ Mỹ thì Venezuela cũng không có tiền để duy trì sản xuất dầu của mình nói chi  đến là tăng sản lượng.

OPEC nên biết ơn Venezuela: nhờ sự sụp đổ không thể tránh khỏi trong sản xuất dầu của Venezuela, mà cartel đã tuân thủ vượt hạn mức sản xuất chung theo thỏa thuận cắt giảm, trong một vài tháng với một biên độ rộng, đẩy giá lên mức cao nhất trong 4 năm. Sự sụp đổ của ngành công nghiệp dầu mỏ Venezuela cũng bù đắp cho sản lượng cao hơn mức đã thống nhất của một số thành viên OPEC như Iraq. Kết quả của tất cả những điều này, chúng ta có được Brent ở mức 80 đô la Mỹ, đó là điều mà một số thành viên OPEC mong muốn.

Bây giờ, OPEC đang xem xét việc thực hiện hành động, và điều này đang gây chú ý. Bất chấp những lời lẽ lạc quan từ Khalid al-Falih và một số nhà phân tích hàng hóa ngân hàng đầu tư, những người đã lập luận trong những tuần gần đây rằng trước khi giá dầu bắt đầu gây ảnh hưởng tới nhu cầu, Brent có thể leo lên hơn 100 USD, thì OPEC đang cân nhắc hành động với Brent ở mức 79 USD. Liệu những dự đoán lạc quan này có thể là hơi sai hay không?

Nếu chúng ta để rủi ro địa chính trị sang một bên, các yếu tố cơ bản thúc đẩy giá cao hơn trong vài tháng qua là nguồn cung thắt chặt từ OPEC nhờ vào những cắt giảm và Venezuela, cùng với nhu cầu mạnh hơn, đặc biệt là ở châu Á. Ngoài ra, những ước tính của nhà phân tích – tuy có sự khác biệt lớn – về nguồn cung Iran bị mất sau khi tái áp đặt các biện pháp trừng phạt của Mỹ cũng hỗ trợ cho giá. Nhu cầu mạnh mẽ hơn là một trong những lập luận hàng đầu của các nhà đầu cơ giá lên để ủng hộ cho kỳ vọng của họ rằng ngay cả khi dầu Brent ở mức 100 đô la Mỹ cũng sẽ không làm tổn hại đến nhu cầu.

Nhưng: Trung Quốc đã tuyên bố rõ ràng sẽ tiếp tục mua dầu thô cho Iran, dù có hay không có lệnh trừng phạt của Mỹ, do đó ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt này có thể sẽ nhẹ hơn nhiều so với lần trước khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt đối với Iran. Nói cách khác, Trung Quốc đã đảm bảo cung đủ đáp ứng cho nhu cầu của mình ngay cả khi sản lượng OPEC ở mức hiện tại và Trung Quốc có lẽ sẽ thích dầu thô Iran hơn so với các loại dầu thô khác của OPEC bởi vì họ có thể trả bằng đồng nhân dân tệ.

Ấn Độ đã yêu cầu Saudi Arabia cam đoan rằng giá dầu sẽ vẫn “ổn định và vừa phải”, nhấn mạnh rằng 80 đô la Mỹ là “trên mức hợp lý”. Thông điệp không thể rõ ràng hơn: Brent ở mức 80 đô la Mỹ đã là vấn đề đối với quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới. Do đó, Al-Falih phải cam kết với người đồng cấp Ấn Độ Dharmendra Pradhan, rằng OPEC sẽ nỗ lực “đảm bảo nguồn cung đầy đủ để bù đắp cho bất kỳ sự thiếu hụt tiềm ẩn nào.”

Vì vậy, OPEC có quyền theo dõi sát sao những diễn biến trong ngành công nghiệp dầu mỏ ở Venezuela, dù là gần như không có bất kỳ điều bất ngờ nào đến từ đó. Có lẽ đã đến lúc để bắt đầu giảm bớt hạn mức sản xuất, như Bộ trưởng dầu mỏ Nga Alexander Novak đã đề xuất tại một cuộc họp trước đó với các bộ trưởng OPEC. Dầu vẫn là thị trường của người mua.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Địa chính trị thay thế vai trò OPEC như là động lực lớn nhất của giá dầu

Kể từ khi Saudi Arabia và Nga đưa ra thỏa thuận lịch sử vào năm 2016, việc cắt giảm sản xuất của OPEC đã là động lực chính của thị trường dầu mỏ. Nhưng điều này không còn nữa.
Dầu thô West..

Bán dầu diesel tiêu chuẩn Euro V từ đầu năm 2018

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết đã có kế hoạch cung cấp dầu diesel tiêu chuẩn Euro V- mức cao nhất về chất lượng của mặt hàng này tại Việt Nam từ ngày 1/1/2018 nhằm góp phần giảm..

OPEC: Lượng dầu dư thừa trên thế giới đã được tiêu thu gần hết

 
Thị trường dầu mỏ đã được củng cố trong tháng 4 bởi các vấn đề địa chính trị mới, tồn kho giảm và nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ.
→Nhiệm vụ giải cứu thị trường dầu của OPEC đã hoàn th