Mỹ ngày càng “lớn” trên thị trường xuất khẩu dầu mỏ

Với năng suất hơn 10 triệu thùng mỗi ngày, Mỹ là nhà sản xuất dầu lớn thứ hai thế giới sau Nga và bỏ xa Ả rập Xê út. 

Bằng việc tăng sản lượng đầu ra, Mỹ đang trở thành một trong những nước xuất khẩu dầu thô lớn của thế giới. Ảnh: AFP

Sự thay đổi này giúp tái thiết lập cơ sở hạ tầng của Mỹ cũng như mang lại bộ mặt mới cho thị trường xăng dầu toàn cầu.

Với năng suất hơn 10 triệu thùng mỗi ngày, Mỹ là nhà sản xuất dầu lớn thứ hai thế giới sau Nga và bỏ xa Saudi Arabia. Vị trí này đạt được chính là nhờ vào cuộc bùng nổ dầu đá phiến cùng các kỹ thuật khoan và sản xuất mới.

Trước cuộc nhảy vọt về vị thế này, vào năm 2015, Mỹ đã bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu đối với dầu mỏ, chính sách được áp dụng kéo dài kể từ thời điểm cuộc khủng hoảng dầu mỏ những năm 1970.

Nắm bắt cơ hội này, các công ty năng lượng của Mỹ đã mở rộng sản xuất, xuất khẩu tới 1,1 triệu thùng mỗi ngày đến 37 quốc gia trong năm 2017.

Ngoài điểm đến truyền thống là Canada, dầu thô Mỹ cũng đang được xuất khẩu nhiều hơn tới châu Á, khu vực vốn được xem là thị trường chủ lực của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Nga.

Ngoài ra, số liệu cũng cho thấy Trung Quốc hiện là thị trường lớn thứ hai của dầu Mỹ xuất khẩu.

Mặc dù vậy, Mỹ cũng vẫn là quốc gia nhập khẩu nhiều dầu thô dù trong vòng 10 năm qua, việc nhập khẩu dầu thô đã giảm từ 10 triệu thùng mỗi ngày xuống còn 8 triệu thùng.

Nguyên nhân của tình trạng này là do các nhà máy lọc dầu của Mỹ không được thiết kế dành cho loại dầu đá phiến nhẹ hơn dầu thô.

Thay vào đó, nhiều nhà máy được xây dựng để tiếp tục xử lý các loại dầu nặng hơn từ Canada, Mexico hoặc Venezuela. Điều này giúp tiết kiệm chi phí và tạo ra lợi nhuận cao sau khi dầu được chế biến thành xăng.

Ông Harry Tchilinguirian, chiến lược gia cao cấp về thị trường dầu mỏ tại BNP Paribas đánh giá rằng: “Lựa chọn trên được đưa ra nhằm hướng tới sự đầu tư nhà máy lọc dầu đắt tiền và tinh vi hơn trong tương lai.

Phải mất từ 5 đến 7 năm để có thể xây dựng một nhà máy lọc dầu mới và chúng ta không thể thay đổi đột ngột như thế được”.

Trước thời kỳ bùng nổ đá phiến, vào giai đoạn năm 2010, 2011, Mỹ đã lên kế hoạch đối với công suất mới cho đường ống nhằm cho phép nhập khẩu dầu thô nhiều hơn từ Canada.

Thế nhưng, sự thay đổi sản xuất dầu của quốc gia này đã làm thay đổi viễn cảnh về năng lượng cơ sở hạ tầng. Các công ty Mỹ hiện đang tập trung bổ sung các đường ống dẫn và các kho cảng xuất khẩu tại khu vực Vịnh Bờ Biển nhằm vận chuyển dầu từ quốc gia này ra nước ngoài.

Nguồn tin: theleader.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Thị trường năng lượng tuần đến 9/9: Giá xăng và gas điều chỉnh tăng

 
Tuần qua, tại thị trường nội địa giá xăng và khí gas đều điều chỉnh tăng. Trên thế giới, giá năng lượng khởi sắc nhờ các siêu bão.
Ngày 5/9, liên Bộ Công Thương –..

Kịch bản giá dầu 10 USD/thùng: Lời dọa người Nga?

CEO Longview Economics dự đoán rằng, giá dầu thô cuối cùng sẽ hạ còn 10 USD/thùng trong từ 6-8 năm tới. 
Ngày 13/10 Giám đốc điều hành hãng Longview Economics Chris Watling ch..

Giá dầu giảm liên tục vì dự báo nguồn cung tăng

 Tuần trước, giá dầu WTI giảm khoảng 3%, sau khi giảm gần 5% trong tuần trước đó…
Những đường ống dẫn dầu ở cảng dầu Cushing, bang Oklahoma, Mỹ – Ảnh: Reuters
Giá dầu thô thế giới sáng nay (4/6) bước s..

Ngày mai, giá xăng dầu có thể tiếp tục tăng

Chu kỳ điều hành giá xăng dầu tiếp theo dự kiến sẽ được Liên bộ Tài chính – Công thương công bố vào ngày mai, 5/10/2017. 
Trong chu kỳ điều hành này, khó có..