Nga tính kiếm lợi từ khủng hoảng vùng Vịnh | Hoanghungpetro.com.vn

Chuyên gia Nga thừa nhận rằng cuộc khủng hoảng ở Qatar cho phép Moscow gặt hái nhiều thành công trong các cuộc đàm phán với Saudi Arabia như vấn đề dầu mỏ. 

Nga hân hoan

Theo truyền thông Nga, nhiều khả năng Quốc vương Saudi Arabia Salman Bin Abdul-Aziz Al Saud sẽ đến thăm Nga sau Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế lớn (G20) tại Hamburg vào ngày 7-8/7 tới. Cuộc khủng hoảng tại Qatar sẽ là một trong những chủ đề được thảo luận trong cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Quốc vương Saudi Arabia.

Nga và Saudi Arabia hiện vẫn đang bất đồng trong một loạt vấn đề chính trị. Chính Riyadh đã khởi xướng cuộc khủng hoảng ở Qatar, và Moscow đang tìm kiếm cách tiếp cận với cả 2 bên trong cuộc xung đột này.

Quốc vương Saudi Arabia Salman Bin Abdul-Aziz Al Saud

Cuối tuần qua, ông Putin đã có cuộc điện đàm với Quốc vương Qatar Tamim Bin Hamad Al Thani và chủ đề trong cuộc đối thoại này chính là cách thức để thoát khỏi những bế tắc ngoại giao.

Điện Kremlin ra tuyên bố: “Tổng thống Vladimir Putin đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các nỗ lực về chính trị và ngoại giao nhằm giải quyết những khác biệt còn tồn tại và bình thường hoá tình hình khó khăn hiện nay”. Đây cũng là vấn đề được đề cập trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Putin với Quốc vương Bahrain Hamad Isa Al Khalifa.

Tuy nhiên, báo chí Nga nhấn mạnh tới vấn đề hợp tác kinh tế-thương mại với Saudi Arabia hơn là chủ đề khủng hoảng ngoại giao ở vùng Vịnh. Dẫn chứng được đưa ra là hồi đầu tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Năng lượng, Công nghiệp và Khoáng sản Saudi Arabia Khaled Al-Faleh đã tuyên bố rằng Moscow và Riyadh thậm chí còn có thể xây dựng quỹ đầu tư chung.

Leonid Isaev, giảng viên cao cấp về khoa học chính trị thuộc Khoa kinh tế cao cấp, Đại học Nghiên cứu quốc gia Nga, cho rằng: “Mục đích của Saudi Arabia trong việc xây dựng quan hệ kinh tế với Nga được xem là nỗ lực để thuyết phục Nga về các vấn đề chính trị trong khu vực. Tôi không nghĩ rằng chuyến thăm của Quốc vương Saudi Arabia chỉ liên quan duy nhất đến những gì đang diễn ra với Qatar”.

Nga đang cân nhắc lợi ích trong việc can dự vào cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh

Ông Isaev thừa nhận rằng cuộc khủng hoảng ở Qatar cho phép Moscow gặt hái nhiều thành công trong các cuộc đàm phán với phía Riyadh. Ông nói: “Vấn đề mang tính nguyên tắc nằm ở chỗ chúng ta có thể đề nghị trao đổi. Trên thực tế, chúng ta đã trao đổi trong cuộc khủng hoảng Yemen để có được tình hình thuận lợi của Nga trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nhằm ổn định tình hình thị trường dầu khí”.

Tuy nhiên, ông Isaev tỏ ra hoài nghi việc Nga có thể công khai quan điểm ủng hộ Saudi Arabia để đổi lấy các lợi ích về kinh tế: “Tôi nghĩ rằng cách tiếp cận như trên sẽ không diễn ra. Nga quan tâm đến việc đóng vai trò cân bằng để duy trì mối quan hệ với tất cả các bên trong xung đột”.

Ông Isaev dự đoán 3 kết quả có thể có trong cuộc hội đàm sắp tới: “Thứ nhất, chúng ta sẽ duy trì mức độ hợp tác vốn có. Thứ 2 là, nhiều khả năng hơn, chúng ta có thể sẽ hợp tác trong một số vấn đề bao gồm kinh tế, vốn đã được ấn định trong cuộc gặp lần trước giữa Tổng thống Putin và Nhà vua Bin Salman. Và thứ 3, có lẽ ít xảy ra nhất, chính là khả năng chúng ta sẽ đàm phán với Riyadh về các quan điểm mới mang tính nguyên tắc hơn”.

Nguồn tin: Baodatviiet..vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Từ đầu năm Quỹ bình ổn giá xăng dầu giảm gần 1.300 tỷ

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết quý II/2018 số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu ở mức 3.812,378 tỷ đồng, giảm gần 1.300 tỷ đồng so cuối 2017. 
Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) vừa..

Giá xăng giảm 410 đồng một lít sau 7 kỳ tăng liên tiếp

Từ 15 giờ chiều nay (1-7), giá xăng E5 RON 92 trong nước giảm 410 đồng/lít, xăng RON 95 giảm 110 đồng/lít. Đây là lần giảm đầu tiên của mặt hàng này sau 7 kỳ tăng liên tục.
Chiều nay (1-7), liên Bộ Tài chính – Công Thương quyết định điều chỉnh giá..

Giá dầu tăng mạnh do căng thẳng chính trị tại Trung Đông nóng trở lại

Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/4, giá dầu quay đầu leo dốc do thị trường gia tăng lo ngại Mỹ có thể sẽ áp đặt cấm vận trở lại đối với Iran trong hoặc trước 12/5 khiến nguồn cung dầu có thể bị gi

Goldman nói rằng yêu cầu dầu mỏ của Mỹ sẽ không ngăn được tồn kho giảm dần

Triển vọng về dầu mỏ vẫn là tích cực ngay cả khi OPEC đồng ý với áp lực của Mỹ để thúc đẩy nguồn cung, nhà phân tích hàng hóa hàng đầu của Goldman Sachs Group Inc. cho biết.
..