Nga và Saudi Arabia theo đuổi thỏa thuận OPEC nhân dịp gặp gỡ tại World Cup

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thái tử Mohammed bin Salman sẽ thảo luận làm thế nào để thúc đẩy sản xuất dầu trong khi duy trì liên minh dầu mỏ của họ khi cả hai sẽ gặp nhau tại Moscow vào tối nay để xem trận mở màn giải đấu World Cup giữa hai nước.

Các nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới đang đàm phán cách thực hiện lại thỏa thuận chưa từng thấy và thành công của họ để kiểm soát sản xuất dầu do các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran và sự sụp đổ của ngành công nghiệp dầu mỏ Venezuela đe dọa sẽ đẩy dầu thô tăng vọt. Họ cũng phải tranh cãi với Tổng thống Donald Trump, người đã sử dụng tài khoản Twitter của mình hôm thứ Tư để tấn công OPEC vì giá tăng một cách giả tạo.

“Đây là cuộc họp OPEC mang tính chính trị nhất trong một thời gian dài”, Amrita Sen, chuyên gia phân tích dầu tại hãng tư vấn Energy Aspects Ltd nói.

Cả Saudi Arabia và Nga đã đề xuất các kế hoạch đến nhóm OPEC rằng sẽ tăng thêm 1 triệu thùng một ngày, chiếm khoảng 1% sản lượng toàn cầu, mặc dù Riyadh thích một mức tăng nhỏ hơn. Sự khác biệt lớn của các tín hiệu đảo chiều vẫn còn, ngay cả giữa Riyadh và Moscow, hai quốc gia đã hợp tác rất chặt chẽ trong hai năm qua.

Việc đạt được thỏa thuận giữa Nga và Saudi Arabia có thể dễ dàng hơn việc đạt được thỏa thuận rộng hơn giữa 24 quốc gia bị ràng buộc bởi thỏa thuận đầu tiên đã ký vào cuối năm 2016. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC sẽ gặp nhau tại Vienna vào ngày 22 tháng 6 và Iran, Venezuela và Iraq. Đã chính thức phản đối sự gia tăng sản xuất này.

“Một sự gia tăng sản lượng của bốn nhà sản xuất chính (Kuwait, Nga, Saudi Arabia, và UAE) có vẻ không thể tránh khỏi”, Ed Morse, người đứng đầu nhóm nghiên cứu hàng hóa tại Citigroup Inc. ở New York, cho biết trong một báo cáo gửi cho khách hàng. Nhưng ông cảnh bào rằng mặc dù chỉ còn chưa đến 10 ngày là đến cuộc họp nhưng quy mô và thời hạn của bất đợt tăng sản xuất nào vẫn chưa rõ ràng.

Tehran đã cho thấy sự chi rẽ trong nhóm khi một quan chức cấp cao cho rằng mức sản xuất hiện tại là đủ và nhóm không nên cúi đầu trước áp lực của Mỹ.

“Chính quyền Trump đang cố gắng can thiệp vào các vấn đề của một tổ chức có chủ quyền”, đại diện tại OPEC của Iran, Hossein Kazempour Ardebili, cho biết trong một cuộc phỏng vấn. Những nỗ lực như vậy đã thất bại trong quá khứ và “họ cũng sẽ thất bại” lần này.

Liên minh không chắc chắn

Nga và Saudi Arabia đã định hình một liên minh của họ trong năm 2016 sau các cuộc gặp mặt trực tiếp giữa Putin và Mohammed bin Salman. Việc mở cửa ngoại giao đã mở đường cho Moscow gia nhập OPEC trong việc cắt giảm sản lượng lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ, với 24 quốc gia đồng ý cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng một ngày để loại bỏ cung thừ đã gây sức ép lên giá.

Kể từ đó, giá đã tăng lên gần 80 USD/thùng. Bộ trưởng dầu mỏ Saudi Khalid Al-Falih và người đồng cấp Nga Alexander Novak, cũng sẽ tham dự trận đấu tối nay, đã tạo ra một mối quan hệ hợp tácchặt chẽ, thường xuyên điện đàm và thực hiện một số lần hiện diện trên phương tiện truyền thông chung.

Nhiều quốc gia đã đi xa hơn cắt giảm cam kết của họ. Saudi cho biết đã cắt giảm sâu hơn là một ví dụ. Những nước khác, đặc biệt là Venezuela, đã trải qua sự suy giảm không tự nguyện trong sản xuất do các vấn đề trong ngành công nghiệp dầu mỏ của họ. Vào tháng 5, tổng lượng giảm của nhóm đã tăng lên gần 2,2 triệu thùng/ngày, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA.

Hôm thứ Tư, IEA cho biết sản lượng chung từ Venezuela và Iran có thể giảm thêm 30% trong năm tới do các lệnh cấm vận của Mỹ và biến động kinh tế. Đó là một lý do khiến Mỹ gây áp lực ngoại giao lên Saudi Arabia và các thành viên OPEC khác để tăng sản lượng, hy vọng kéo giá xăng đi xuống, trước khi Mỹ diễn ra cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ có thể quyết định đảng nào kiểm soát Quốc hội.

“Giá dầu quá cao, lại là do OPEC. Không tốt!”, tổng thống Trump hôm thứ Tư.

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Nga và Iran ký Hiệp định dầu khí trị giá 40 tỷ USD

Trước chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Iran vào thứ Ba, chuyến công du nước ngoài thứ hai kể từ khi ông xâm lược Ukraine vào tháng Hai, Gazprom và Công ty Dầu khí Quốc gia Iran đã ký một thỏa thuận trị giá 40 tỷ USD để phát triển các..

Sự trỗ dậy của giàn khoan Mỹ sẽ là nguyên nhân tiêu cực cho giá dầu

Sự gia tăng số lượng giàn khoan dầu của Mỹ dự kiến ​​sẽ là tín hiệu tiêu cực đối với giá dầu và sự phát triển này sẽ gây áp lực lên các nước thành viên OPEC..

Các nhà khoan dầu Mỹ cắt giảm giàn khoan tuần thứ hai trong ba tuần

 Các công ty năng lượng Mỹ cắt giảm giàn khoan dầu lần thứ hai trong ba tuần mặc dù giá dầu giao dịch gần mức cao nhất kể từ năm 2014.
Theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes, các nh

Dự án trao đổi dầu mỏ Iran-Iraq chính thức ra mắt cuối tháng 4/2018

Financial Tribune ngày 7/4 đưa tin dự án trao đổi dầu mỏ giữa Iran-Iraq vốn bị trị hoãn lâu nay sẽ chính thức ra mắt vào cuối tháng này.
Người đứng đầu Phòng Thương mại Iran – Iraq Hami..