Nguồn cung dư thừa đặt OPEC vào một tình huống khó khăn

Sau nhiều lần điều chỉnh giảm nhu cầu và nguồn cung liên tục tăng, thị trường dầu đang phải đối mặt với thặng dư ngày càng tăng trong năm tới.

OPEC chỉ mới gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản xuất, kéo dài đến hết quý 1 năm 2020. Nhưng ngay cả khi các nhà sản xuất đồng ý tiếp tục duy trì hạn chế nguồn cung, OPEC và các đối tác của họ đang chăm chú nhìn vào tình trạng dự thừa dồi dào mà sẽ cho thấy là rất khó khăn để kiểm soát được. Nhóm hiện gần như không có lựa chọn theo ý của mình, hầu hết trong số đó là không dễ chịu.

Nhu cầu chậm lại

Tăng trưởng nhu cầu dầu đã chậm lại đáng kể trong năm nay. Trong Báo cáo Thị trường Dầu mỏ mới nhất của mình, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu xuống còn 1,1 triệu thùng mỗi ngày cho năm 2019, lần mớt nhất trong một loạt các đợt điều giảm. Nhưng thậm chí các con số đó có thể chứng tỏ là quá lạc quan, vì nó xoay quanh sự phục hồi ngoạn mục trong tiêu thụ trong nửa cuối năm nay.

IEA cho biết nhu cầu rất chậm chạp trong sáu tháng đầu năm 2019, chỉ tăng 520.000 thùng mỗi ngày so với cùng kỳ một năm trước đó, tốc độ chậm nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. “Có bằng chứng ngày càng tăng rằng về suy thoái kinh tế với nhiều nền kinh tế lớn báo cáo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) yếu kém trong H1/2019 có liên quan đến sản lượng sản xuất và thương mại thấp hơn,” IEA cho biết.

Nếu tăng trưởng nhu cầu sẽ đạt 1,1 triệu thùng/ngày trong năm nay, như IEA vẫn tin tưởng, mức tiêu thụ sẽ cần phải tăng tốc đáng kể. IEA dự đoán nhu cầu sẽ đạt 1,2 triệu thùng/ngày trong quý ba, theo sau là một con số khổng lồ 1,9 triệu thùng/ngày trong quý tư. Một bước ngoặt ấn tượng như vậy về mặt lý thuyết là trong phạm vi có thể, nhưng một loạt các chỉ số chỉ ra vấn đề kinh tế, không phải là tăng trưởng lành mạnh. Chẳng hạn, doanh số bán ô tô ở Ấn Độ, Trung Quốc và Đức đang bị thu hẹp hai con số, những cảnh báo đó đặt ra câu hỏi về viễn cảnh suy thoái kinh tế. Thị trường ô tô Trung Quốc đã chứng kiến ​​13 tháng liên tiếp doanh số giảm.

Tỷ lệ cược tăng trưởng nhu cầu giảm xuống dưới 1 triệu thùng/ngày trong năm nay đang tăng lên từng ngày. Giám đốc điều hành Vitol cho biết, nhu cầu dầu chỉ có thể tăng thêm 650.000 thùng/ngày trong năm nay. IEA sẽ được xem xét rất cẩn thận trong những tháng tới khi các nhà phân tích và nhà đầu tư theo dõi các cắt giảm hơn nữa trong dự báo nhu cầu của cơ quan này.

Thặng dư sẽ tăng

Ngay cả khi nhu cầu chậm lại, IEA thấy nguồn cung tăng 1,9 triệu thùng/ngày trong năm nay và thêm 2,2 triệu thùng/ngày vào năm tới. Nói cách khác, nguồn cung tiếp tục vượt xa mức tăng trưởng nhu cầu. Dầu thô Brent đã phải vật lộn để duy trì trên 60 đô la mỗi thùng, nhưng thặng dư này có thể tăng vọt trong năm tới.

Điều đó đặt ra những câu hỏi khó cho OPEC khi nhóm đang tìm cách cân bằng thị trường và giữ giá dầu không giảm. Đầu tháng này, giá đã tăng trở lại khi Bloomberg báo cáo rằng các quan chức Saudi đang xem xét hành động mạnh mẽ hơn để hỗ trợ thị trường. Một quan chức của Saudi nói rằng vương quốc sẽ không cho phép giá tiếp tục giảm,” mặc dù hầu như không cung cấp chi tiết sẽ hành động ra sao.

Saudi có một lịch sử làm rung chuyển thị trường, với những tuyên bố làm tăng hoặc giảm giá dầu với những gợi ý và manh mối về hành động trong tương lai. Nhưng trong khi chiến lược này luôn có giới hạn của nó, Saudi Arabia và các đối tác OPEC của họ đang trong một vị thế đặc biệt khó khăn, phần lớn là do nền kinh tế đang xấu đi.

Với thặng dư nguồn cung toàn cầu dự kiến ​​sẽ tăng tồi tệ hơn vào năm 2020, OPEC sẽ phải đối mặt với các quyết định khó khăn khi thỏa thuận hiện tại hết hạn. Nhóm có thể gia hạn các mức cắt giảm hiện tại, và đối mặt nguy cơ tình trạng dư thừa tồi tệ hơn và giá giảm, hoặc có thể cắt giảm sâu hơn, hàng vác gánh nặng của việc cắt giảm sản lượng sâu hơn với hy vọng giải cứu giá. Không có sự lựa chọn nào là dễ dàng.

“Không giống như các cuộc khủng hoảng giá 2014-2015 và cuối năm 2018, cuộc khủng hoảng hiện tại không được thúc đẩy bởi bất kỳ sự mất cân bằng thị trường nhanh chóng nào,” Standard Chartered viết trong một báo cáo gần đây. Trước đó, nguồn cung dư thừa có thể được hạn chế với việc cắt giảm sản xuất tạm thời. Nhưng lần này, thị trường “đang bị thúc đẩy bởi những lo sợ về một kết quả cực đoan hơn: một sức ép mạnh mẽ đè nặng lên thương mại và GDP toàn cầu, kèm theo đó là sự sụt giảm trong nhu cầu dầu mỏ toàn cầu,” Standard Chartered viết.

OPEC có thể cảm thấy buộc phải có hành động quyết đoán hơn, chẳng hạn như cắt giảm sản lượng sâu hơn, nhưng nó có thể không hoạt động vì sự suy giảm trong điều kiện thị trường dầu mỏ là “kết quả của sự phát triển chính sách ở Washington và Bắc Kinh,” Standard Chartered nói.

“Hiện tại, chúng tôi nghĩ rằng các lựa chọn chính sách dầu cho các nhà sản xuất chính bị hạn chế,” ngân hàng đầu tư cho biết. Họ “có thể được khuyên ngay lúc này nên ở bên ngoài.”

Có một vài vấn đề khác để xem xét. Sau một vài khởi đầu sai lầm, Saudi Aramco muốn ra mắt đợt chào bán công khai vào năm tới, có khả năng đòi hỏi giá cao hơn. Điều đó có thể thúc đẩy Saudi Arabia giục OPEC xem xét một đợt cắt giảm khác bởi vì mức định giá cao mà Aramco mong muốn phụ thuộc vào giá cao hơn.

Trong khi đó, đá phiến Mỹ đang phải đối mặt với căng thẳng tài chính và tăng trưởng sản xuất đang chậm lại sau nhiều năm tăng trưởng nhanh chóng, với mức tăng sản lượng hàng năm ở Permian Basin dự kiến sẽ giảm xuống còn 728.000 thùng/ngày vào tháng 8 năm 2019, giảm từ 1,12 triệu thùng/ngày vào tháng 8 năm 2018. Chi tiêu cắt giảm và các chương trình khoan khiêm tốn hơn vẫn có thể làm chậm sản xuất hơn nữa, điều này sẽ khiến nhiệm vụ của OPEC dễ dàng hơn một chút vào năm tới.

Tuy nhiên, cuối cùng, yếu tố then chốt nhất quyết định sự cân bằng thị trường dầu mỏ là sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu. Cuộc chiến thương mại giữa Mỵ và Trung Quốc đã là một lực cản rất lớn đối với nền kinh tế toàn cầu và nhiều nhà kinh tế hiện đang lo sợ rằng một cuộc suy thoái đang đến gần. Nếu điều đó xảy ra, OPEC sẽ ngày càng khó khăn và tổn thương đớn hơn khi thiết lập một đáy bên dưới giá.

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Petrolimex muốn mua tối đa tỷ lệ sở hữu tại Lọc dầu Dung Quất

Tập đoàn Xăng dầu có thể trở thành cổ đông chiến lược tại Lọc dầu Dung Quất sau khi doanh nghiệp này cổ phần hoá.
Thông tin này được ông Bùi Ngọc Bảo – Chủ tịch Tập đoàn Xăn..

Giá dầu ổn định trên thị trường châu Á

Giá dầu ổn định trên thị trường châu Á trong phiên giao dịch chiều ngày 7/12 
Giá dầu ổn định trên thị trường châu Á. Ảnh: AFP
Cụ thể, tại thị trường Singapore, giá dầu ..

Giảm thuế đối với xăng dầu: Bao giờ cho đến tháng 10?

Bộ Công Thương và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa kiến nghị xem xét lại quan điểm đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu vì đã thu thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng này. Nhưng, phải đợi đến tháng 10 thì Quốc hội mới có..

Nga nắm giữa vai trò quan trọng trong việc gia hạn thỏa thuận

Tất cả các thành viên của Opec đều ủng hộ việc kéo dài một thỏa thuận đến cuối năm 2018 với các nhà sản xuất bên ngoài để cắt giảm hơn 1,7 triệu thùng/ngày ra khỏi trường, một..