Những ồn ào xăng tăng giá

Việc giá xăng RON95 âm thầm tăng hơn 800 đồng/lít trong lần điều chỉnh giá xăng dầu ngày 4/1 vừa qua đang gây ra những bức xúc trong dư luận.

Thông tin từ Bộ Công Thương thì khẳng định, xăng RON95 không nằm trong diện phải công bố giá cơ sở, do đó, các doanh nghiệp được tự niêm yết giá bán.

Lý giải này liệu có cơ sở và việc không công bố giá cơ sở của xăng RON95 có đảm bảo sự công bằng đối với người tiêu dùng hay không, đó là những vấn đề mà dư luận đang rất quan tâm hiện nay. 

Trước đến nay, việc tăng giá bất cứ một mặt hàng nào thuộc diện Nhà nước quản lý thông thường đều phải có sự thông báo trước. Theo các chuyên gia kinh tế, việc Bộ Công Thương cho rằng xăng RON95 không phải là mặt hàng tiêu dùng phổ biến trên thị trường, do đó không cần công bố giá cơ sở là chưa hợp lý bởi thống kê của các tổng công ty xăng dầu lại đang cho thấy lượng xăng RON95 bán ra đang chiếm khoảng 30% thị trường. Vẫn theo các chuyên gia kinh tế, với xăng RON95 nói là không phổ biến trên thị trường nên không cần công bố giá cơ sở thì hoàn toàn không có sức thuyết phục. Bởi hai lẽ, thứ nhất là sẽ tính giá xăng bán ra thị trường dựa trên cơ sở nào nếu không có giá cơ sở. Điều này là trái với quy định về minh bạch và công khai hóa giá các mặt hàng trên thị trường. Thứ hai, nói xăng RON95 là chưa phổ biến thì thống kê đã chiếm thị phần khoảng 30% rồi. Như vậy nói nó chưa phổ biến thì thực sự là không hợp lý.

Ở đây dư luận cũng đặt câu hỏi đối với việc tăng giá mà không có thông báo, đó là các doanh nghiệp bây giờ đang có quyền tự quyết rất lớn, thứ hai là điều này cho thấy hiện tượng rất không bình thường trong quản lý, đặc biệt là khi nó lại diễn ra đối với mặt hàng xăng dầu.

Theo quy trình quản lý của Nhà nước thì việc công bố thông tin giá cả các mặt hàng là quy định bắt buộc, như vậy không công bố giá cơ sở là trái quy định. Bên cạnh đó, thực tế chúng ta thấy, việc điều hành giá xăng dầu dựa trên phần trăm tăng giá đầu vào. Tức là khi nào giá xăng đầu vào tăng 8% thì Nhà nước sẽ nắm quyền điều hành giá. Nếu không công bố giá cơ sở thì Nhà nước sẽ điều hành bằng cách nào, rồi người tiêu dùng cũng sẽ không cảm thấy tin tưởng mỗi lần điều chỉnh giá và hậu quả nếu không quản lý chặt, người tiêu dùng sẽ là người chịu thiệt thòi.

Nguồn tin: suckhoedoisong.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Cửa hàng xăng dầu Tha La tự ý tăng giá xăng thêm 1.400 đồng/lít

Một cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại Hậu Giang đã tự ý kê giá xăng A95 vượt mức giá niêm yết đến 1.400 đồng/lít với lí do kê tăng giá để… “lấy tiền chữa bệnh

TP.HCM: Kiện toàn đoàn kiểm tra xăng dầu ngăn các “diễn biến bất thường”

UBND TP.HCM vừa quyết định kiện toàn đoàn Kiểm tra liên ngành Xăng dầu trên địa bàn do ông Dương Thanh Hoàng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thành phố làm..

ConocoPhillips đang đẩy nhanh tốc độ sụt giảm sản lượng dầu của Venezuela

Trong khi thị trường dầu mỏ có thể hiểu được là đang bên bờ vực của sự gián đoạn nguồn cung có khả năng xảy ra ở Iran, thì có những gián đoạn thực sự đang diễn ra ở Venezuela, và mức thất ..

IEA thúc giục châu Âu thực hiện các biện pháp ngay lập tức để bảo tồn khí đốt

Fatih Birol, Giám đốc Điều hành của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), cho biết châu Âu cần phải thực hiện các biện pháp ngay lập tức để tiết kiệm khí đốt và giảm tiêu thụ nhằm ngăn chặn sự sụt giảm nguồn cung nhiều hơn và cắt giảm mạnh hơn nhiều sau ..