OPEC: Chính sách thương mại của Trump làm giảm nhu cầu dầu mỏ thế giới

Theo OPEC, các chính sách bảo hộ thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump có nguy cơ làm chậm tăng trưởng kinh tế toàn cầu và hạn chế nhu cầu dầu mỏ. 

OPEC cảnh báo chính sách thương mại của Trump có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và giảm nhu cầu dầu mỏ thế giới.

Những tác động không mong muốn từ quyết định áp thuế nhập khẩu thép và nhôm của Tổng thống Mỹ gần đây là một trong những khó khăn mà OPEC đưa ra trong báo cáo thị trường hàng tháng vừa được công bố. Những thách thức khác đối với OPEC bao gồm lãi suất gia tăng và một số quốc gia đạt tới giới hạn tăng trưởng.

“Quyết định thuế của Trump đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến tranh thương mại và nguy cơ sụt giảm thương mại quốc tế, khi các quốc gia trên thế giới đe dọa áp dụng các biện pháp trả đũa với hàng hóa của Mỹ”, OPEC cho biết.

Theo OPEC, những diễn biến gần đây nhất liên quan đến thương mại toàn cầu có thể đặt ra những thách thức đối với đà tăng trưởng kinh tế thế giới khi thương mại toàn cầu đã trở thành yếu tố quan trọng góp phần quan trọng vào nền kinh tế thế giới.

Cảnh báo của OPEC được đưa ra khi tổ chức này dự báo tăng trưởng nguồn cung dầu mỏ từ Mỹ và các nước không thuộc OPEC sẽ vượt xa nhu cầu dầu mỏ toàn cầu vào năm 2018.

Điều đó có thể dẫn tới tình trạng dư thừa nguồn cung và kéo giá dầu xuống thấp hơn. Trong hơn một năm qua, OPEC đã hợp tác với các nhà sản xuất dầu mỏ khác, bao gồm cả Nga, để hạn chế sản lượng khai thác và cắt giảm lượng dầu tồn kho toàn cầu vốn đã khiến giá dầu tụt dốc từ đầu năm 2014.

Tuy nhiên, sản lượng dầu mỏ của Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục trên 10 triệu thùng/ngày trong những tháng gần đây, vượt qua sản lượng của nhà sản xuất lớn nhất của OPEC là Saudi Arabia.

Ngày 14/3, OPEC đã nâng dự báo sản lượng dầu năm 2018 của các nước không thuộc OPEC lên thêm 280.000 thùng/ngày so với báo cáo tháng trước. Theo đó, nguồn cung dầu từ các nước ngoài khối OPEC được dự báo sẽ tăng thêm 1,66 triệu thùng/ngày trong năm nay.

Trong khi đó, nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ tăng thêm 1,6 triệu thùng/ngày theo dự báo của OPEC.

OPEC cho biết, tăng trưởng kinh tế ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil vẫn vững chắc, nhưng cảnh báo rằng FED tăng lãi suất có thể khiến các nhà đầu tư rút vốn ra khỏi các quốc gia này, nơi mà đầu tư nước ngoài đã đẩy mạnh hoạt động kinh tế và nhu cầu dầu mỏ trong nước.

Bất chấp những lo ngại này, OPEC vẫn tương đối lạc quan. “Dù sao, đà phát triển mạnh mẽ hiện nay trong nền kinh tế toàn cầu, cùng với những nỗ lực của OPEC và các nước sản xuất dầu ngoài OPEC, đang hỗ trợ tái cân bằng thị trường dầu mỏ”, OPEC nói.

Đến nay, sản lượng của 14 thành viên OPEC đã giảm khoảng 77.000 thùng/ngày, duy trì khá ổn định ở mức 32,2 triệu thùng/ngày.

OPEC và các nhà sản xuất khác đang hạn chế sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày nhằm cắt giảm lượng dầu thô tồn kho toàn cầu xuống mức trung bình 5 năm.

Nguồn tin: enternews.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Xăng giảm đến hơn 1.100 đồng mỗi lít, xăng RON95 về dưới 23.000 đồng/lít

  Giá xăng dầu đã đồng loạt giảm mạnh từ 15h hôm nay (10-12). Đây là lần giảm giá thứ hai liên tiếp kể từ cuối tháng 11 vừa qua.
Liên Bộ Công Thương- Tài chính cho b..

Lực tăng trưởng mới của thị trường dầu mỏ mất dần sức mạnh do cuộc chiến tiền đen của thủ tướng Modi

Tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ trong thị trường dầu thô tăng trưởng nhanh nhất thế giới này có thể bị suy yếu do cuộc chiến tiền đen của chính phủ sẽ làm nền kinh tế chậm lại. 
Giá dầu giảm do thị trư..

Giá năng lượng thế giới ngày 18/5/2018

 
Dầu thô (USD/bbl) Mặt hàng Giá Chênh lệch % thay..

Dầu ngọt nặng đang hướng tới một cuộc khủng hoảng nguồn cung

‘IMO 2020’ sẽ đánh dấu khởi đầu cho sự thay đổi lớn đối với thị trường xăng dầu toàn cầu. Vào ngày 1 tháng 1 năm 2020, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) – cơ quan quản lý thị trường vận tải toàn cầ..