OPEC nhất trí tăng nhẹ sản lượng dầu mỏ

Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC ) đã nhất trí chỉ tăng sản lượng dầu ở mức khiêm tốn tại hội nghị cấp Bộ trưởng lần thứ 28 diễn ra ở Vienna (Áo) ngày 5/5.

Bất chấp lời kêu gọi từ các nước phương Tây về việc tăng sản lượng để hạ nhiệt giá dầu, các nước thành viên OPEC đã nhất trí chỉ tăng sản lượng dầu 432.000 thùng/ngày trong vào tháng 6 tới, phù hợp với mục tiêu hiện tại là nới lỏng các chính sách hạn chế sản lượng được thực hiện vào năm 2020, khi đại dịch COVID-19 tác động nghiêm trọng tới nhu cầu năng lượng.

Trong tuyên bố chung, OPEC cho biết, các nguyên tắc cơ bản của thị trường dầu mỏ vẫn được duy trì và sự đồng thuận về triển vọng sản lượng đã cho thấy một thị trường cân bằng. Theo OPEC , sự biến động hiện tại của thị trường “vàng đen” không phải do các nguyên tắc cơ bản bị xáo trộn, mà là do những diễn biến địa chính trị và đại dịch vẫn đang diễn ra.

Quyết định này được đưa ra chỉ một ngày sau khi Liên minh châu Âu (EU) đề xuất kế hoạch cấm toàn bộ hoạt động nhập khẩu dầu từ Nga trong vòng từ 6-8 tháng trong gói trừng phạt thứ 6, để phản ứng chiến dịch quân sự đặc biệt của Moskva ở Ukraine.

Cấm nhập khẩu dầu Nga được coi là vấn đề quan trọng nhất trong gói trừng phạt lần này của EU. Hiện EU chưa đạt thống nhất về cấm nhập khẩu dầu Nga do một số quốc gia thành viên, vốn phụ thuộc lớn vào nguồn dầu từ Nga, không muốn tham gia lệnh cấm vận này.

Cuộc họp OPEC diễn ra trong bối cảnh giá dầu tăng cao lên tới 139 USD/thùng vào tháng 3 vừa qua, mức cao nhất kể từ năm 2008, do căng thẳng Nga – Ukraine làm trầm trọng thêm lo ngại về gián đoạn nguồn cung.

Kể từ tháng 7/2021, OPEC đã quyết định từ từ tăng sản lượng dầu sau khi cắt giảm khoảng 9,7 triệu thùng/ngày kể từ tháng 4/2020 để hỗ trợ đà phụ hồi kinh tế toàn cầu sau cú sốc của đại dịch COVID-19.

Kể từ đó OPEC đã bám sát kế hoạch tăng dần sản lượng bất chấp lời kêu gọi từ những nước tiêu thụ dầu chủ chốt về việc tăng cường hơn nữa nguồn cung để kiềm chế giá dầu tăng vọt trong bối cảnh nhu cầu phục hồi và căng thẳng địa chính trị leo thang.

Mỹ đã nhiều lần kêu gọi OPEC tăng sản lượng dầu vì giá năng lượng cao đã góp phần làm tăng lạm phát trên toàn thế giới, đe dọa làm chệch hướng sự phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Tổng thư ký OPEC Mohammad Sanusi Barkindo ngày 5/5 cũng nhắc lại lời kêu gọi của các nhà lãnh đạo toàn cầu về duy trì chủ nghĩa đa phương để đảm bảo dòng năng lượng “không bị cản trở, ổn định và an toàn” cho thị trường toàn cầu.

Trong thông báo phát đi sau cuộc họp chính sách của nhóm, OPEC cũng cho rằng các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt ở Trung Quốc đang ảnh hưởng mạnh tới triển vọng tiêu thụ dầu mỏ, đồng thời phản đối việc chịu trách nhiệm về sự gián đoạn nguồn cung dầu từ Nga./.

Nguồn tin: ĐCSVN

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Dự án lọc dầu tỷ USD: Chưa ra hàng đã lo dư thừa?

Vài tháng nữa, tổ hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn vốn đầu tư hơn 9 tỷ USD sẽ vận hành thương mại. Cùng với lọc hóa dầu Dung Quất, xăng dầu nhập khẩu, thị trường xăng dầu trong nước sẽ có sự cạnh tranh khốc li..

Mỹ có thể thở phào nhẹ nhõm với thỏa thuận Nga-OPEC

Saudi Arabia và Nga đang xem xét một thỏa thuận dài hạn để mở rộng hợp tác với Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Thỏa thuận tiềm năng này, được thông báo trong chuyến công du k

Washington bán 7 triệu thùng dầu thô trong kho dự trữ chiến lược

Bộ Năng lượng Mỹ đã bán bảy triệu thùng dầu thô từ kho Dự trữ dầu chiến lược (SPR) cho ít nhất năm người mua với giá WTI cộng thêm 1,50 USD đến 1,70 USD FOB.
Khách hàng lớn nhất là ..

Giá xăng dầu hôm nay 29-7: Tăng

Hai mặt hàng dầu Brent và WTI lại sánh bước cùng “leo dốc” sau khi đối đầu ở phiên giao dịch trước. Dầu WTI “bỏ túi” thêm gần 1 USD, Brent giao dịch ở mức tăng hơn 107 USD/thùng.
Giá xăng dầu thế giới
Theo Oilprice, lúc 6 giờ ngày 29-..