Petronas: Giá dầu sẽ dao động trong khoảng 50-60 USD/thùng

Tập đoàn dầu khí quốc gia Petronas của Malaysia vừa công bố báo cáo triển vọng hoạt động năm 2018-2020, trong đó dự báo giá dầu thế giới sẽ dao động trong khoảng 50-60 USD/thùng, nhờ nỗ lực cắt giảm sản lượng của các nhà sản xuất trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC). 

Toàn cảnh cơ sở lọc dầu ở Itaguai, cách Rio de Janeiro, Brazil khoảng 240km ngày 10/11. Ảnh: AFP/TTXVN

Phó Chủ tịch Petronas, Samsudin Miskon dự báo, trong ngắn hạn, giá dầu thô vẫn biến động thất thường và nhấn mạnh, bất cứ sự kiện địa chính trị nào cũng đều có thể hỗ trợ giá dầu đi lên.

Theo báo cáo của Petronas, giá dầu thế giới sẽ được hậu thuẫn bởi ba nhân tố chính, đó là sự thực hiện nghiêm túc thỏa thuận cắt giảm sản lượng của nhóm nước trong và ngoài OPEC, phản ứng của các nhà sản xuất khí đá phiến Mỹ và đà tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu.

Sự hưởng ứng của các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ được đánh giá là một yếu tố quan trọng giúp giá dầu phục hồi. Tuy nhiên cho tới nay, họ vẫn đang đẩy mạnh sản lượng. Trong khi đó, xét về nhu cầu tiêu thụ, diễn biến tích cực và ổn định của nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu sẽ giúp lượng dầu tồn kho vơi đi và thúc đẩy quá trình tái cân bằng thị trường.

Hiện nhu cầu dầu toàn cầu đã đạt mức 98 triệu thùng/ngày và ước sẽ tăng thêm 1,4 triệu thùng/ngày trong năm 2018, với 57% trong tăng trưởng nhu cầu là từ khu vực châu Á- Thái Bình Dương, chủ yếu là Trung Quốc và Ấn Độ.

Nguồn tin: baotintuc.vn
 

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bản tin video tối ngày 13-12-21: Thỏa thuận OPEC đưa đầu tư trở lại ngành dầu mỏ | Hoanghungpetro.com.vn

Dầu tăng giá vào sáng thứ Hai trong phiên châu Á sau khi Ả Rập Xê-út nâng giá dầu thô xuất khẩu tới châu Á và Mỹ. Trong khi đó, các cuộc đàm phán gián tiếp giữa Mỹ và Iran nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 dường như đã đi vào bế tắc. Dầu Br..

Trung Quốc có thể chứng kiến ​​sự sụt giảm chưa từng có trong nhập khẩu LNG vào năm tới

Trung Quốc đã trở thành nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới vào năm ngoái. Nhưng trong một thị trường năng lượng hoàn toàn khác trong năm nay, Trung Quốc có thể sẽ nhường lại vị trí này cho Nhật Bản, khi nhập khẩu LNG vào Trung ..

Hàng hóa TG sáng 28/3: Nỗi lo về chiến tranh thương mại dịu lại hỗ trợ giá

 
Phiên giao dịch 27/3 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 28/3 giờ VN), giá hàng hóa duy trì ở mức khá cao.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu gi..

Rosneft: Thoát khỏi thỏa thuận của OPEC là một thách thức quan trọng

Công ty Rosneft của Nga, công ty dầu mỏ hàng đầu thế giới về sản lượng, dự đoán việc thoát khỏi thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ toàn cầu là một thách thức nghiêm trọng.
Bộ trưởng N..