PVN khẳng định giá dầu thô bán cho Trung Quốc cao hơn bình quân xuất khẩu

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) khẳng định, giá dầu thô trung bình xuất bán vào thị trường Trung Quốc cao hơn so với giá dầu thô trung bình được Việt Nam xuất khẩu khoảng 2,9 USD/tấn.

Theo PVN, giá xuất khẩu dầu thô Việt Nam trung bình cho cả giai đoạn 8 tháng đầu năm 2017 là 402,41 USD/tấn. Trong khi đó, giá trung bình xuất khẩu cho khách hàng Trung Quốc mua trực tiếp là 412 USD/tấn, cao hơn so với giá trung bình dầu thô Việt Nam xuất khẩu khoảng 9,59 USD/tấn.

Tính chung giá dầu thô Việt Nam xuất bán vào thị trường Trung Quốc do khách hàng Trung Quốc mua trực tiếp hoặc mua lại thông qua các công ty kinh doanh dầu thô quốc tế bán lại có giá trung bình là 405,31 USD/tấn, cao hơn khoảng 2,9 USD/tấn so với giá dầu thô trung bình xuất khẩu của Việt Nam.

Thực tế là dầu thô Việt Nam được khai thác từ nhiều mỏ thuộc các chủ dầu trong nước và nước ngoài. Cụ thể, PVN tham gia khai thác và xuất bán 18 loại dầu thô, trong đó có 17 loại khai thác ở trong nước và 1 loại khai thác tại Algeria.

Chất lượng các loại dầu thô của Việt Nam có sự khác nhau nên giá trị thương mại trên thị trường quốc tế cũng khác nhau, có thể chênh lệch đến 2 USD/thùng (tương đương 17 – 18 USD/tấn) giữa dầu thô chất lượng cao và các loại dầu thô khác. Ngoài ra, giá bán dầu thô còn phụ thuộc vào tình hình thị trường dầu mỏ tại thời điểm xuất bán.

PVN cho biết, việc xuất bán dầu thô của Việt Nam được thực hiện dưới sự kiểm soát rất chặt chẽ theo quy trình đấu thầu và sự thống nhất tuyệt đối của các chủ mỏ dầu Việt Nam và nước ngoài tại các dự án khai thác dầu khí. 

Các giàn khoan của Liên doanh Vietsovpetro tại mỏ Bạch Hổ. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN

Các lô dầu xuất khẩu đều được bán theo hình thức đấu thầu công khai, minh bạch, hiệu quả và an toàn cho khai thác mỏ.

Giá bán của tất cả các lô dầu đều là giá cao nhất tại thời điểm bán, phù hợp với các điều kiện kỹ thuật mà các chủ mỏ dầu (bao gồm PVN và các đối tác là công ty dầu khí quốc tế) đặt ra.

Đặc biệt, tất cả các thông tin về việc xuất bán dầu thô của PVN đều được báo báo chính thức bằng văn bản theo quy định thường kỳ đến Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương, Tổng Cục Hải quan, Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Hiện nay, danh sách các khách hàng tham gia mua dầu Việt Nam được các chủ mỏ dầu thông qua có gần 30 khách hàng đến từ Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Australia, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc và dầu thô Việt Nam được tiêu thụ tại nhiều nước trên thế giới.

Trong 8 tháng đầu năm 2017, khách hàng Trung Quốc (công ty dầu Unipec) đã tham gia trực tiếp mua dầu thô từ Việt Nam với tổng khối lượng khoảng 1,78 triệu tấn, chiếm khoảng 20% tổng sản lượng dầu thô Việt Nam sản xuất và khoảng 35% tổng sản lượng dầu thô Việt Nam xuất khẩu, với tổng giá trị đạt 733 triệu USD.

Các loại dầu thô Việt Nam được khách hàng Trung Quốc mua trong giai đoạn này đến từ các mỏ Sư Tử Đen, Rạng Đông, Ruby, Chim Sáo, Thăng Long. Đây là các mỏ dầu khí có sự tham gia của các chủ mỏ dầu nước ngoài đang tiến hành khai thác tại Việt Nam với vai trò là người bán như: SK và KNOC (Hàn Quốc), Perenco và Geopetrol (Pháp), JVPC (Nhật Bản), Petronas (Malaysia), Santos (Australia), Premier Oil (Anh), Repsol (Tây Ban Nha).

Trong 8 tháng đầu năm 2017, PVN đã khai thác 10,49 triệu tấn dầu, trong đó khai thác ở trong nước đạt 9,19 triệu tấn, số còn lại là khai thác ở nước ngoài. Tổng số lượng dầu thô được PVN và các đối tác là chủ mỏ dầu xuất bán (thông qua đơn vị ủy thác là Tổng Công ty Dầu Việt Nam – PVOIL) là 8,81 triệu tấn với doanh thu đạt khoảng 3,597 tỉ USD. Trong đó, xuất khẩu là 4,976 triệu tấn, đạt 2,004 tỉ USD và bán cho các khách hàng trong nước là 3,836 triệu tấn, đạt 1,59 tỉ USD.

Nguồn tin: Baotintuc.vn
 

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng dầu hôm nay 9.5.2022: Tiếp đà giảm

Các hợp đồng dầu thô thế giới đồng loạt giảm, mất gần 1 USD/thùng trong phiên đầu tuần sáng nay.
Lúc 7 giờ 30 sáng 9.5 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô WTI của Mỹ mất 67 cent, giao dịch ở ngưỡng 109,1 USD/thùng, dầu Brent chuẩn..

OPEC, Nga bất đồng về với đá phiến Mỹ trước cuộc họp

Cuộc họp của OPEC vào tuần tới có thể là một sự thay đổi đối với thị trường năng lượng khi cartel này tìm cách mở rộng thỏa thuận để hạn chế sản xuất dầu chống lại sản lượng tăng của Mỹ.
OPEC dự kiến ​​mở rộ..

Giá khí đốt ở châu Âu lại tăng vọt khi có một đợt lạnh mới

Giá khí đốt tự nhiên chuẩn của châu Âu đã tăng vào ngày thứ Tư trong ngày thứ ba liên tiếp, khi lượng khí đốt được giao từ Nga qua Ukraine và Ba Lan tiếp tục ở mức thấp trong khi có một đợt không khí lạnh khác đang hướng đến châu Âu.
Hôm thứ Tư, g..