Sản lượng dầu của Iran có thể sắp sửa giảm


Liên minh châu Âu đã cam kết duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran bất chấp quyết định ra đi của Mỹ, và Brussels đã làm hoãn lại những nỗ lực của Washington để trừng phạt các công ty châu Âu làm ăn với Iran. Tuy nhiên, minh chứng ban đầu cho thấy EU đang phải vật lộn để duy trì thỏa thuận này, khi các công ty châu Âu đã bắt đầu cắt đứt quan hệ kinh doanh với Cộng hòa Hồi giáo.

Chỉ mới vài tuần kể từ khi chính quyền Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, và chúng ta vẫn còn vài tháng nữa mới tới thời hạn cho lệnh cấm vận bắt đầu có hiệu lực. Tuy nhiên, Bộ Tài chính Mỹ đã khuyên các doanh nghiệp bắt đầu từ bỏ việc kinh doanh của họ tại Iran ngay lập tức, và có nhiều hơn một vài gương cho thấy các công ty quốc tế đang để ý đến lời khuyên (hoặc lời đe dọa) đó.

Theo tờ Wall Street Journal, một loạt các công ty Mỹ đang làm ăn với Iran dưới hình thức một thủ thuật né thuế theo kỹ thuật hiện đang kết thúc mối quan hệ của họ, một danh sách bao gồm Honeywell International Inc., Dover Corp. và General Electric. Thông báo từ GE là một trong những quyết định đáng chú ý hơn cả, kể từ khi tập đoàn của Mỹ này bán thiết bị dầu khí và khí đốt cho Iran. Các công ty con ở nước ngoài của GE đã có kế hoạch kinh doanh trị giá 150 triệu đô la, nhưng hiện nay đã hoàn toàn từ bỏ. Trong khi đó, hãng sản xuất máy bay Boeing dự định sẽ bỏ lỡ doanh số bán hàng cho Iran trị giá khoảng 20 tỷ USD.

WSJ cho biết khoảng 17 công ty Mỹ đã bắt đầu hoạt động thương mại với Iran sau khi thỏa thuận hạt nhân có hiệu lực vào đầu năm 2016.

Tuy nhiên, sự ra đi của các công ty châu Âu thậm chí còn quan trọng hơn, nhất là bởi vì các công ty châu Âu có kế hoạch lớn hơn cho Iran so với các đối tác Mỹ sau khi ký kết thỏa thuận hạt nhân. TotaSA nằm ở đầu danh sách. Gã khổng lồ dầu mỏ của  Pháp đã có một thỏa thuận trị giá 1 tỷ USD để triển khai giai đoạn mới nhất của mỏ khí tự nhiên South Pars, một dự án mà nó đã hợp tác với CNPC của Trung Quốc. Total là công ty dầu mỏ lớn duy nhất của phương Tây ký kết thỏa thuận với Iran kể từ khi dỡ bỏ lệnh trừng phạt cách đây hơn hai năm. Total sẽ chuyển giao cổ phần của mình trong dự án khí đốt cho CNPC và rút khỏi Iran.

Trong khi việc hủy bỏ đầu tư đầy hứa hẹn ở Iran là đau đớn, thì tác động đáng kể hơn sẽ là các lệnh trừng phạt của Mỹ ảnh hưởng đến sản xuất và xuất khẩu dầu như thế nào.

Hãng vận tải biển khổng lồ A.P. Moller-Maersk cho biết họ sẽ không còn vận chuyển dầu Iran trên đội tàu của mình nữa. “Với các biện pháp trừng phạt mà người Mỹ sắp áp đặt, bạn không thể kinh doanh ở Iran nếu bạn cũng làm ăn ở Mỹ, và chúng tôi có công việc kinh doanh trên quy mô lớn”, Giám đốc điều hành Maersk Soren Skou cho biết trong một tuyên bố vào tháng Năm.

Một trong những thông báo đáng ngạc nhiên hơn đến từ Reliance Industries, một công ty dầu khí của Ấn Độ, hãng này cho biết họ sẽ không còn nhập khẩu dầu của Iran nữa. Ấn Độ là một thị trường tăng trưởng lớn cho dầu mỏ và cũng là một thị trường quan trọng đối với Iran.

Các nhà máy lọc dầu châu Âu cũng đang thu hẹp mua dầu thô của Iran, bất chấp sự đảm bảo hỗ trợ từ Liên minh châu Âu. Khi các công ty bảo hiểm, vận tải và tài chính khổng lồ cắt đứt quan hệ với Iran, việc mua dầu ngày càng trở nên khó khăn hơn. “Chúng tôi không thể thách thức Mỹ”, một nguồn cấp cao tại Saras của Ý, hãng điều hành một nhà máy lọc dầu 300.000 thùng/ngày ở Sardinia, nói với Reuters. “Vẫn chưa rõ những gì chính quyền Mỹ có thể làm nhưng trong thực tế chúng ta có thể gặp rắc rối.”

Các nguồn tin nói với Reuters rằng Total, Eni, Repsol và Cepsa của Tây Ban Nha, và Hellenic Petroleum của Hy Lạp đều đang giảm hoặc ngừng mua dầu từ Iran. Như Reuters lưu ý, các công ty này chiếm phần lớn công suất lọc dầu của châu Âu.

Việc rời bỏ của doanh nghiệp quốc tế đang dẫn đến sự thất vọng gia tăng ở Iran. Tuần này, Iran cho biết sẽ tăng cường hoạt động trong chương trình hạt nhân nếu EU không thể đem lại đủ sự che chở để đảm bảo các công ty châu Âu có thể tiếp tục hoạt động ở Iran. Đúng là như thế, các kế hoạch hạt nhân của Iran sẽ vẫn nằm trong giới hạn của hiệp định quốc tế, nhưng những bình luận này ​​là một tín hiệu cho thấy Cộng hòa Hồi giáo rốt cuộc cũng có thể mất kiên nhẫn với những hạn chế của thỏa thuận hạt nhân vì rằng lợi ích đang biến mất nhanh chóng.

Các ước tính về mức độ ảnh hưởng từ lệnh trừng phạt của Mỹ lên dầu của Iran, có lẽ chỉ vài trăm nghìn thùng mỗi ngày, hoặc có thể lên tới 1 triệu thùng mỗi ngày. Thoạt đầu, cam kết từ EU sẽ tiếp tục với thỏa thuận hạt nhân đến ngay lập tức sau tuyên bố rút lui của Tổng thống Trump dường như mang lại sự đảm bảo rằng bất kỳ sự gián đoạn nào cũng sẽ là nhỏ nhất.

Nhưng sự tháo chạy hàng loạt của các công ty hàng đầu của Mỹ và châu Âu, và những dấu hiệu đầu tiên của sự sụt giảm đáng kể trong việc thu mua từ các nhà máy lọc dầu trên thế giới, cộng với khó khăn trong việc tìm kiếm tàu vận chuyển và bảo hiểm, tất cả đều cho thấy sự gián đoạn nguồn cung có khả năng ở mức cao hơn.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Mỹ đe trừng phạt Venezuela, giá dầu lại lên đỉnh 3 năm rưỡi

Giá dầu giao sau hôm thứ Hai tăng trong bối cảnh Mỹ có thể áp đặt lệnh trừng phạt mới lên Venezuela sau khi phe đối lập và một số chính phủ nước ngoài không công nhận kết quả bầu cử tổ..

NOC của Libya thông báo mở cửa lại mỏ dầu As-Sarah 50.000 thùng/ngày

 
Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia Libya, NOC thông báo mở lại mỏ dầu As-Sarah ở miền đông, nơi hơn 50.000 thùng/ngày trong hợp đồng nhượng quyền của Wintershall đã bị đóng cửa bởi một phong tỏa kể ..

Giá xăng dầu tại Việt Nam lại đồng loạt tăng từ 15h chiều nay 11/1

Chiều ngày 11/1, Liên Bộ Công Thương – Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu.
Cập nhật dữ liệu giá xăng thành phẩm trên thị trường Singapore của Bộ Công thương đến ngày 7.1 cho thấy, giá xăng và dầu trong kỳ qua (tính sau ngày 25.12.2021) tă..

Opec: Saudi muốn bơm thêm dầu nhưng các thành viên khác của nhóm thì không

Khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) chuẩn bị họp vào ngày 22 tháng 6, các thành viên của nó đang nhìn vào một thế giới rất khác so với chỉ vài năm trước đ