Sản lượng dầu mỏ của Venezuela giảm mạnh còn 1,509 triệu thùng/ngày trong tháng 3

Sự suy giảm sản lượng dầu của Venezuela không có dấu hiệu mờ dần khi quốc gia này có sản lượng trong tháng 3 thấp nhất trong gần hai thập niên qua, OPEC cho biết.

Xuất khẩu, công suất nhà máy lọc dầu tiếp tục sụt giảm

Sản lượng có thể giảm xuống còn 1,1 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2018

Các lệnh trừng phạt của Mỹ có thể làm trầm trọng thêm tình hình

Báo cáo thị trường tháng gần đây nhất của OPEC cho biết sản lượng nội địa của nước Mỹ La Tinh này trong tháng 3 là 1,509 triệu thùng/ngày.

Đây là mức giảm 77.000 thùng/ngày so với tháng trước, và giảm 260.000 thùng/ngày kể từ tháng 1 cho thấy mức độ suy giảm mạnh mẽ như thế nào.

Sản lượng dầu thô của nước này giảm 860.000 thùng/ngày so với mức sản xuất trung bình năm 2016 là 2,373 triệu thùng/ngày, khi mà ngành dầu mỏ của Venezuela bị ảnh hưởng bởi nợ nần chồng chất, quản lý yếu kém, tham nhũng, cơ sở hạ tầng hư hỏng và thiếu đầu tư.

Các nguồn tin cho biết sản xuất và xuất khẩu của Venezuela đã giảm trong năm qua vì công ty dầu quốc doanh PDVSA đang phải vật lộn để đảm bảo các chất pha loãng và các hóa chất khác cần thiết để bơm dầu thô, duy trì cho các nhà máy lọc dầu hoạt động và bảo trì cơ sở hạ tầng xuống cấp.

Xuất khẩu tiếp tục suy yếu, nhưng trong tháng 3 suy thoái trong nước đã trở nên trầm trọng hơn. Công suất lọc dầu của các nhà máy lọc dầu dự kiến ​​sẽ tiếp tục giảm trong những tháng tới với một số nhà máy lọc dầu dự kiến ​​sẽ đóng cửa do sự thiếu đầu tư và thiếu dầu thô để chế biến.

Triển vọng ảm đạm

Các nhà phân tích kỳ vọng cơn ác mộng ở Venezuela sẽ trầm trọng hơn trong những tháng tới.

Mỹ có khả năng áp đặt những biện pháp trừng phạt lên ngành dầu mỏ của Venezuela, đặc biệt nếu Mike Pompeo được xác nhận là Ngoại trưởng Mỹ.

Các nhà phân tích từ hãng tư vấn Rapidan Energy cho biết sản lượng sẽ giảm nhanh hơn, dự báo sản lượng sẽ đạt 1,1 triệu thùng/ngày vào tháng 12 năm 2018, và thậm chí thậm chí còn thấp hơn khoảng 970.000 thùng/ngày vào tháng 12 năm tới.

Fernando Ferreira, chuyên gia phân tích của Rapidan Energy nói: “Các biện pháp trừng phạt của Mỹ có thể dẫn chúng tôi điều chỉnh dự báo của chúng tôi xuống thấp hơn tùy thuộc vào mục tiêu và cách thực hiện các biện pháp chế tài. Xu hướng này có thể sẽ tiếp tục trong năm tới, với suy thoái trong các loại dầu nhẹ và trung bình sẽ tăng thêm nữa. Tuy nhiên, sự sụt giảm từ các loại dầu nặng và siêu nặng sẽ giảm khi sản xuất đạt “đáy ổn định.” ông nói thêm.

Sự sụt giảm sản lượng của Venezuela cũng khiến cho Barclays Capital điều chỉnh giảm triển vọng cung dầu.

“Sự thay đổi trong dự đoán ở Venezuela từ 1,4 triệu thùng/ngày còn 1,1-1,2 triệu thùng/ngày đã thắt chặt phương trình của chúng tôi,” theo nhà phân tích1 này.

“Về phía cung, sự thay đổi chính trong phương trình của chúng tôi là từ việc sửa đổi giảm 100.000 thùng/ngày của mức sản lượng vào năm 2018 của Venezuela và điều chỉnh giảm 200.000 thùng/ngày vào năm 2019,” hãng phân tích nói thêm.

Vào giữa tháng 3, chính quyền Trump đã cấm việc sử dụng đồng tiền kỹ thuật số do Venezuela phát hành để gây áp lực cho chế độ Maduro trước cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi vào tháng 5, nhưng Mỹ đã không áp đặt các biện pháp trừng phạt lên ngành dầu mỏ, chủ yếu là do tác động tiềm tàng đối với các nhà máy lọc dầu của Mỹ.

Các nhà máy tinh chế của Mỹ đã nhập khẩu 438.000 thùng/ngày dầu thô của Venezuela trong tháng 1, tăng khoảng 1.000 thùng/ngày từ tháng 12, tháng cho thấy mức nhập khẩu thấp nhất của Venezuela kể từ tháng 1 năm 2003 khi cuộc đình công toàn quốc đóng cửa ngành dầu khí của nước này.

Sự tuân thủ của OPEC

Sau nhiều năm sản lượng tự báo cáo cao hơn so với nguồn tin thứ cấp của OPEC, con số tháng 3 của Venezuela rất gần với một số ước tính độc lập và tập trung rõ ràng vào những thách thức to lớn của đất nước, đặc biệt là PDVSA.

Các nguồn tin thứ cấp của OPEC chốt sản lượng của Venezuela trong tháng 3 với mức trung bình là 1,488 triệu thùng/ngày.

Platts là một trong những nguồn thứ cấp và ước tính sản lượng tháng 3 của Venezuela là 1,49 triệu thùng/ngày, thấp nhất kể từ khi Platts bắt đầu khảo sát OPEC vào năm 1988, trừ một cuộc đình công lớn vào cuối năm 2002 và đầu năm 2003.

Sản lượng sụt giảm của Venezuela đã làm cho nước này trở thành nước tuân thủ cao nhất việc thực hiện cắt giảm sản lượng để giúp đẩy giá lên của nhất của liên minh 24 nước OPEC/ngoài OPEC.

Sản lượng trung bình của Venezuela là 1,831 triệu thùng/ngày kể từ khi thỏa thuận lần đầu tiên được đưa ra vào tháng Một năm ngoái.

Con số này thấp hơn nhiều so với hạn ngạch của venezuela với thỏa thuận là 1,972 triệu thùng/ngày, tương đương với mức tuân thủ 248%, theo số liệu khảo sát của Platts.

Bộ trưởng Dầu mỏ Manuel Quevedo của nước này dự kiến ​​sẽ tham dự Ủy ban giám sát chung của OPEC cộng vào ngày 20 tháng 4 tại Jeddah ở Saudi Arabia.

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Dầu thô – Tóm lược Q4/2019 và Triển vọng cho Q1/2020

 
Ngành năng lượng đã phục hồi trở lại trong quý cuối cùng của năm 2019. Trong Q4, hàng hóa năng lượng đã phục hồi 3,38%. Trong 2019, lĩnh vực này tăng 15,11% so với năm 2018.
Lĩnh vực nă..

Giá xăng dầu hôm nay 24/4: Chấm dứt đà tăng nóng

Giá xăng dầu hôm nay 24/4 tạm thời chấm dứt đà tăng trưởng và giảm nhẹ sau khi tình hình nguồn cung dầu thô đang bình ổn trở lại.
Giá xăng dầu hôm nay 24/4/2018, tính đến đầu..

Điều gì đang giữ không cho giá dầu phục hồi lên 75 USD?

WTI gần đây đã đạt mốc 60 đô la/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 11, được thúc đẩy nhờ cắt giảm OPEC , cũng như gián đoạn ở Venezuela và Iran.
Việc cắt giảm nguồn cung đã và đa..

Bị buộc di dời nhưng nhiều cây xăng vẫn cố tình hoạt động

   Mặc dù đã không còn được cấp phép kinh doanh và buộc phải di dời nhưng 5 cây xăng trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk) vẫn bất chấp v