Sự phát triển gần đầy trong tồn kho dầu toàn cầu

Trong giai đoạn từ 2014 đến 2016, tồn kho dầu mỏ toàn cầu đã tăng nhanh chóng, do nguồn cung dầu trên thế giới đã vượt quá nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ thế giới. Trong cùng thời kỳ, đường cong kỳ hạn của dầu thô tương lai  đã chuyển sang mô hình contango kéo dài lần đầu tiên kể từ năm 2010, tạo động lực kinh tế để tích trữ một lượng lớn dầu thô trên biển. Vào tháng 2 năm 2016, tồn kho thương mại của OECD – chỉ số quan trọng của tình trạng thị trường dầu – đã đạt mức kỷ lục cao hơn 380 triệu thùng so với mức trung bình năm năm, cho thấy sự thừa cung lớn trên thị trường.

Quyết định điều chỉnh bước ngoặt của OPEC và các nước sản xuất dầu ngoài OPEC vào cuối năm 2016, được gọi là Tuyên bố về Hợp tác, cùng với việc gia hạn lại vào tháng 5 năm nay là cần thiết để đáp ứng nhu cầu cấp bách để đưa thị trường trở lại tái cân bằng. Những nỗ lực đặc biệt này tập trung vào việc thúc đẩy cắt giảm tồn kho toàn cầu nhằm củng cố sự ổn định thị trường dầu mỏ một cách bền vững.

Kết quả là, dầu thô thương mại của OECD đã giảm 83 triệu thùng trong ba quý đầu năm nay, so với mức tăng 38 triệu thùng trong cùng kỳ năm ngoái và mức tăng 100 triệu thùng so với mức trung bình trong năm năm qua (2012-2016). Trong 3 quý đầu năm 2017, tồn kho dầu thô đã giảm 23 triệu thùng, trong khi tồn kho sản phẩm tinh chế OECD đã giảm 60 triệu thùng, chủ yếu là do sự cải thiện nhu cầu tiệu thụ ở các nước OECD.

Trong 3 quý đầu năm 2017, tồn kho giảm do nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu tăng 1,6 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm 2016, vượt trội so với mức tăng ròng của nguồn cung toàn cầu là 0,7 triệu thùng/ngày trong cùng kỳ. Cần lưu ý rằng sự gia tăng nguồn cung toàn cầu chỉ đến từ các nước bên ngoài Tuyên bố Hợp tác. Trong 3 quý đầu năm 2017, OPEC-12đã cắt giảm sản lượng bình quân 0,6 triệu thùng/ngày và các nước không thuộc OPEC giảm 0,2 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi các nước sản xuất dầu khác bên ngoài OPEC tăng nguồn cung 0,9 triệu thùng/ngày. Cần nhấn mạnh rằng trong cùng thời kỳ sự tuân thủ của OPEC và những nước tham gia không thuộc OPEC đã đạt 102%.

Sự dư thừa đã giảm đáng kể, với sự chênh lệch so với trung bình năm năm giảm khoảng 183 triệu thùng kể từ đầu năm nay còn 154 triệu thùng trong tháng 9. Dầu thô và sản phẩm cho thấy thặng dư 129 triệu thùng và 25 triệu thùng so với mức thông thường theo mùa. Trên cơ sở khu vực, phần lớn sự dư thừa cung này nằm ở OECD châu Mỹ, sau đó là OECD Châu Âu. OECD Châu Á Thái Bình Dương tiếp tục hầu như không chênh lệch nhiều với mức trung bình năm năm. Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ của OECD tăng, lượng hàng tồn kho tính theo ngày cung cấp đã giảm từ hơn 65 ngày vào giữa năm 2016 xuống còn 62,3 ngày. Tương tự, độ lệch với mức trung bình năm năm đã giảm từ 6,7 ngày xuống còn chỉ 1,9 ngày.

Trong khi đó, lưa trữ nổi dầu thô và  sản phẩm cũng đang có xu hướng giảm từ đầu năm nay, giảm khoảng 50 triệu thùng xuống còn 87 triệu thùng vào cuối tháng 10 năm 2017. Xu hướng này đã được thúc đẩy nhanh chóng trong thời gian gần đây do sự thay đổi trong Brent ICE đường cong kỳ hạn của ICE Brent đã chuyển sang backwardation, khuyến khích sự xả hàng tồn. Sắp tới, mức tuân thủ cao của các nước OPEC và các nước tham gia không thuộc OPEC trong Hiệp định Tuyên bố Hợp tác đang đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ sự ổn định thị trường dầu mỏ và đưa thị trường đi theo xu hướng bền vững hơn. Như một phần của quá trình hợp tác này, OPEC và các nước không thuộc OPEC sẽ họp vào cuối tháng này để đánh giá sự phát triển của thị trường và xem xét cách thức tốt nhất để tiếp tục những nỗ lực này trong năm tới.

Nguồn: xangdau.net/OPEC

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá dầu “chới với” khi cuộc chiến dầu mỏ Mỹ-OPEC vẫn chưa ngừng

 Giá dầu kết phiên 13/11 tăng giảm trái chiều sau khi OPEC cho biết sản lượng dầu mỏ giảm trong tháng 10, nhưng số liệu của Chính phủ Mỹ cho thấy sản lượng dầu đá phiến ở nước này sẽ tăng.
OPEC ..

Nhiều tranh cãi từ dư quỹ bình ổn giá xăng dầu

Theo con số vừa được Bộ Tài chính công bố chiều 24/5, tổng số tiền trích quỹ bình ổn giá trong quý 1 là gần 1.208 tỷ đồng. Số tiền đã sử dụng của quỹ này cũng trong thời gian tr

Xuất khẩu dầu thô của Iran, Qatar sang châu Á đang gặp khó

Sau nhiều năm giao thương dầu thô và các sản phẩm xăng dầu suôn sẻ giữa Iran, Qatar với các khách hàng Châu Á, thì rào cản dường như đang trở lại.
Tuần này, số liệu cho..