Thị trường toàn cầu đối mặt với các nguy cơ lớn

Mặc dù được đánh giá là tương đối ổn định, các điều kiện tài chính tương đối nới lỏng và thị trường ít biến động đột ngột, tuy nhiên, theo giới phân tích thị trường toàn cầu vẫn đang phải đối mặt với 4 nguy cơ lớn có thể phá vỡ thời kỳ thuận lợi hiện nay. 

Dầu mỏ – Một trong những nguy cơ tác động đến thị trường toàn cầu.

Trước hết là giá dầu mỏ. Sau thời gian sụt giảm xuống mức kỷ lục còn 28 USD/thùng, trong suốt một năm qua, giá dầu Brent đã dao động quanh mức 45-60 USD/thùng. Có thể nói sự ổn định tương đối này đã trấn an thị trường. Tuy nhiên, có điều là từ hôm 21/6 đến nay, giá dầu đã tăng đến 29% lên 57,75 USD/thùng. Theo nhà kinh tế thuộc Công ty tư vấn thị trường Allianz GI, ông Neil Dwane, rủi ro nguồn cung dầu mỏ đã bị đánh giá thấp. Ông cho rằng “có nhiều lý do để lo ngại rằng giá dầu sẽ tăng” trong đó có tình hình tại Trung Đông “nhiều bất trắc”. Nếu giá dầu tăng vượt tầm kiểm soát, nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng của một số nước, trong đó có Liên minh châu Âu (EU), đồng thời gây áp lực thúc đẩy lạm phát gia tăng. Tuy nhiên, kịch bản này đến nay vẫn chưa được thị trường ghi nhận.

Nguy cơ thứ 2 đối với thị trường toàn cầu là lạm phát tại Mỹ. Hai chuyên gia kinh tế của hãng Neuflize OBC là Wilfrid Galand và Olivier Raingeard cho rằng mối liên hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và mức lương đang thay đổi ở Mỹ. Hai chuyên gia này khẳng định tỷ lệ thất nghiệp và lương ở Mỹ đang tỷ lệ nghịch với nhau, theo đó tỷ lệ thất nghiệp càng thấp, lương càng tăng. Trong trường hợp lương tăng khi lạm phát xảy ra, chắc chắn khi đó sẽ xảy ra vấn đề mà thị trường chưa từng tính đến. Theo tính toán của Cục Dự trữ bang Atlanta dựa trên cơ sở việc làm hiện có (không tính việc làm mới thông thường có mức lương thấp hơn nhiều), lương trung bình đã tăng tới 3,6% trong tháng 10. Rõ ràng, với thực tế trên, viễn cảnh lạm phát tăng nhanh khó có thể bị loại trừ, khiến Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phải đẩy nhanh nhịp độ tăng lãi suất và gây bất ngờ cho thị trường. Neuflize OBC cho rằng kịch bản này xảy ra sẽ gây ra tác động tiêu cực. Dựa trên đánh giá về mối quan hệ giữa mức vốn hóa/lợi nhuận của các công ty trên S

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá dầu thế giới tăng hơn 3% trong tuần leo dốc thứ 2 liên tiếp | Hoanghungpetro.com.vn

 Nhờ giá dầu chạm đỉnh kể từ ngày 7/2 trong phiên cuối tuần, thị trường năng lượng ghi nhận tuần tăng giá thứ 2 liên tiếp với giá dầu WTI cộng 3% và dầu Brent vọt 3,7%.
Ngay trong phiên giao ..

Giá xăng tiếp tục giảm mạnh, xăng RON95 giảm 3.600 đồng/lít

Chiều 21-7, giá xăng dầu chính thức được điều chỉnh giảm sau công bố của cơ quan quản lý nhà nước. Đây là lần giảm thứ 6 kể từ đầu năm nay và lần thứ 2 giảm sâu liên tiếp sau chuỗi ngày tăng giá mạnh.
Theo thông tin từ các doanh nghiệp kinh do..

Giá dầu sẽ còn giảm hơn nữa

Giá dầu đã giảm trong hơn hai tuần nay, và rất có thể, nó sẽ tiếp tục đi xuống bất chấp sự nỗ lực từ các nhà lập pháp Mỹ, những người đã làm dấy lên hy vọng rằng họ có..

Những dấu hiệu nhu cầu: 15 kịch bản khả quan nhất và tồi tệ nhất

 
Các tổ chức tài chính, các công ty năng lượng và các tổ chức tập trung vào năng lượng trên khắp thế giới hiện đang điều chỉnh dự báo về nhu cầu dầu mỏ năm 2020 do sự lâ..