Thuế của Trung Quốc với dầu thô của Mỹ sẽ làm gián đoạn kinh doanh 1 tỷ USD mỗi tháng

 

Mối đe dọa của Trung Quốc áp thuế với dầu nhập khẩu từ Mỹ sẽ ảnh hưởng tới việc kinh doanh đã nâng tầm trong hai năm qua, hiện nay trị giá gần 1 tỷ USD mỗi tháng.

Một sự tranh chấp leo thang về thâm hụt thương mại của Mỹ với hầu hết các đối tác thương mại chính của họ, gồm cả Trung Quốc. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết trong tuần trước rằng ông sẽ tăng thuế quan với hàng hóa trị giá 50 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc bắt đầu vào ngày 6/7. Ngày 15/6 Trung Quốc cho biết họ sẽ trả đũa bằng cách áp thuế với một số hàng hóa của Mỹ gồm cả dầu mỏ.

Các nhà đầu tư dự kiến việc tranh cãi này sẽ tiêu tốn cho các công ty của Mỹ, kéo giảm giá cổ phiếu của công ty ExxonMobil và Chevron từ 1 tới 2% trong ngày 15/6, trong khi giá dầu thô của Mỹ giảm khoảng 5%.

Stephen Innes, giám đốc kinh doanh khu vực châu Á/Thái Bình Dương tại công ty môi giới kỳ hạn OANDA, Singapore cho biết “sự leo thang của cuộc chiến thương mại này gây nguy hiểm cho giá dầu”.

Tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra vào thời điểm then chốt với các thị trường dầu mỏ. Sau một năm rưỡi tự nguyện cắt giảm nguồn cung của OPEC cũng như các nhà sản xuất khác ngoài tổ chức này gồm cả Nga, các thị trường dầu mỏ đã thắt chặt, đẩy giá tăng. Việc giảm xuất khẩu dầu thô của Mỹ sang Trung Quốc khả năng sẽ có lợi cho các nhà sản xuất khác, đặc biệt từ OPEC và Nga.

Nhà lãnh đạo của OPEC, Saudi Arabia và Nga đã chỉ ra họ sẽ nới lỏng việc hạn chế nguồn cung và bắt đầu nâng xuất khẩu.

Việc Trung Quốc cắt giảm nhập khẩu dầu thô từ Mỹ có thể cũng có lợi cho Iran, nước Washington đã thông báo các lệnh trừng phạt mới hồi tháng 5. John Driscoll, giám đốc công ty tư vấn JTD Energy Services cho biết “Trung Quốc có thể chỉ thay thế một phần dầu thô Mỹ bằng dầu thô của Iran”. “Trung Quốc không bị dọa bởi các lệnh cấm vận của Mỹ. Họ đã không thực hiện trong quá khứ. Vì vậy trong các cuộc tranh cãi ngoại giao này, họ có thể chỉ thay thế một phần dầu thô Mỹ bằng dầu thô Iran. Điều đó rõ ràng khiến Trump tức giận”.

Cú trả đũa tích cực của của Trung Quốc với Trump khiến một số người trong ngành bất ngờ. Xuất khẩu dầu thô của Mỹ sang Trung Quốc đang tăng mạnh, nhờ sản lượng tăng vọt trong 3 năm qua đó là một lựa chọn thay thế để bù đáp cho việc cắt giảm nguồn cung từ OPEC và Nga.

Một quan chức dầu mỏ dấu tên của Trung Quốc cho biết “chúng tôi bất ngờ rằng dầu thô có trong danh sách này”. Ông nói thêm đề cập tới chính sách của Bắc Kinh ban hành đầu năm nay để giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc “chúng tôi thực sự đang chuẩn bị nâng nhập khẩu theo lộ trình trước đó của chính phủ”.

Xuất khẩu dầu của Mỹ được xem như sự thay thế sẵn có để bù cho việc cắt giảm nguồn cung từ OPEC và Nga.

Theo số liệu của Thomson Reuters Eikon, xuất khẩu dầu thô của Mỹ sang Trung Quốc tăng gần đây từ mức chỉ 100 triệu USD/tháng trong đầu năm 2017 tới gần 1 tỷ USD/tháng hiện nay.

Mối đe dọa thuế quan sẽ khiến dầu thô Mỹ đắt hơn so với các nguồn cung cấp từ các khu vực khác, gồm Trung Đông và Nga và có thể làm gián đoạn việc kinh doanh đã tiến triển gần đây.

Nguồn tin: vinanet.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Libya: Lực lượng của tướng Haftar tái chiếm các cảng dầu

 
Lực lượng LNA do tướng Khalifa Haftar chỉ huy. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Theo AFP, Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do tướng Khalifa Haftar chỉ huy, vốn kiểm soát miền Đông nước này, cho biết đã tái chiếm những ..

Thách thức lớn nhất đối với xuất khẩu dầu của Mỹ

Trong khi Ả rập Xê út và Nga vật lộn về cả địa chính trị và kinh tế cho việc tiếp tục hay dừng thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu kéo dài một năm rưỡi giữa OPEC và các nước phi thành..

Rào cản lớn nhất cho hợp đồng tương lai mới của Trung Quốc

OPEC hôm thứ Năm cho biết, các hợp đồng tương lai dầu mỏ theo đồng NDT của Trung Quốc vẫn hứa hẹn, nhưng vẫn còn “một chặng đường dài phía trước” trước khi được chấp nhận như một chuẩn khu vực. Trở ngại lớn nhất c

Kế hoạch đường ống dẫn khí tự nhiên mới nhất của Châu Âu sẽ không giải quyết được cuộc khủng hoảng hiện tại | Hoanghungpetro.com.vn

Gần đây, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Đức đã công bố kế hoạch kết nối ngành công nghiệp lưu trữ và tái hóa khí LNG rộng lớn của Iberia với các thị trường châu Âu khác. Trong khi Thủ tướng Đức Scholz lập luận rằng thị trường khí đốt Iberia nên được kết ..