Tranh cãi kéo dài đe dọa sẽ đảo ngược cuộc họp OPEC

Các bộ trưởng OPEC tới Vienna, Áo, tuần này để tham dự cuộc họp lần thứ 173 của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ. Giá dầu thô Brent tăng gần 20% kể từ cuộc họp cuối cùng vào ngày 25 tháng 5 năm 2017, trong khi đódầu thô chuẩn Mỹ West Texas Intermediate tăng khoảng 10%. Hội nghị thượng đỉnh OPEC diễn ra vào ngày 30 tháng 11 có thể sẽ có một tình huống khác so với hai cuộc họp trước đó OPEC vì nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ thế giới đã tăng lên, lượng hàng tồn kho đã thắt chặt, giá cả đang tăng và các kỹ thuật giao dịch dường như rất lạc quan.

Các động lực tăng giá dầu sẽ làm hài lòng các thành viên của OPEC, nhưng cũng giống như tất cả các cuộc họp lớn vào thời điểm này của năm, một số bi kịch nội bộ có thể làm hỏng bữa tiệc. Những căng thẳng địa chính trị giữa Iran và Saudi Arabia đang ở mức cao nhất trong hơn một năm. Điều này có thể lan sang phòng đàm phán và tác động mạnh vào những kỳ vọng gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản xuất trong ngoài OPEC của các trader. Nếu không có thêm một đợt gia hạn cắt giảm sản xuất dầu – hoặc ít nhất không có sự gia hạn đáng kể – giá dầu có thể chịu một số áp lực ngắn hạn.

Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu là một yếu tố quan trọng mà sẽ là điểm trọng tâm khi các thành viên OPEC và ngoài OPEC thảo luận về những động thái chính sách tiếp theo của họ. Động lực chính của giá dầu trong những tháng gần đây là triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ và khả năng tăng trưởng toàn cầu. Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã điều chỉnh triển vọng tăng trưởng toàn cầu của mình, và chỉ số sản xuất PMI ở khu vực đồng tiềng chung Euro và Mỹ đã bị phá vỡ. Cũng có những cải tiến quan trọng ở Trung Quốc, với chỉ số sản xuất  PMI của Caixin đã cho thấy một sự hồi phục ấn tượng từ cuộc suy thoái sản xuất trong giai đoạn giữa tháng 12 năm 2014 và tháng 6 năm 2016.

Cuộc suy thoái kinh tế đó ở Trung Quốc, nước nhập khẩu ròng dầu thô lớn nhất trên thế giới, đã gây sức ép lên nhu cầu và giá dầu. Đây cũng là một yếu tố góp phần làm gia tăng trữ lượng dầu mỏ toàn cầu vào năm 2015 và 2016. Nhưng kể từ đó, tăng trưởng và hoạt động sản xuất của Trung Quốc cải thiện đã góp phần làm tăng nhu cầu tiêu thụ dầu và giá dầu tăng cao. Trong bản báo cáo hàng tháng của OPEC của tháng 11 năm 2017, nhu cầu tiêu thụ dầu trong ba quý đầu năm 2017 cho thấy mức tăng 1,6 triệu thùng mỗi ngày so với cùng kỳ năm 2016. Điều này đã hỗ trợ giá cả và sẽ khiến cho OPEC và các nước không thuộc OPEC cảm thấy lạc quan về nhu cầu toàn cầu và giá dầu trong năm tới.

OPEC cũng sẽ xem xét tính hiệu quả của chính sách giảm sản lượng dầu mỏ. Và họ có thể hài lòng. Viễn cảnh mạnh mẽ hơn đối với nhu cầu tiêu thụ toàn cầu đi kèm với việc giảm mức tồn kho của OECD, gần mức trung bình năm năm. Sự trở lại mức trung bình là những gì mà OPEC và các thành viên ngoài OPEC đã gọi là “tái cân bằng” trữ lượng toàn cầu. Và điều đó có nghĩa là mức độ giảm sản lượng dầu đã có hiệu quả.

Trong khi các thành viên OPEC và ngoài OPEC không hướng trực tiếp chính sách đến bất kỳ mục tiêu giá cả rõ ràng nào trong tuần này ở Vienna thì rõ ràng là họ đang nhắm mục tiêu – và sẽ tiếp tục nhắm mục tiêu – các kho dự trữ xăng dầu. Và mục tiêu cho các kho dự trữ dầu thương mại của OECD là mức trung bình năm năm. Hàng tồn kho đang hướng giảm xuống mức này, và quyết định chính sách trong tuần này có thể sẽ hỗ trợ cho sự sụt giảm hàng tồn kho.

Tất cả 36 nhà phân tích và trader tham gia khảo sát của Bloomberg News tuần trước đã dự đoán ​​sẽ có một thỏa thuận mở rộng sản lượng dầu cắt giảm, với kỳ vọng kéo dài 9 tháng. Nhưng có thể có một lí do sẽ ngăn chặn sự mở rộng được cho là chắc chắn sẽ diễn ra này.

Mở rộng thỏa thuận sản xuất của OPEC và ngoài OPEC – và sự phối hợp cần thiết giữa các quốc gia – có thể bị đe doạ bởi căng thẳng địa chính trị tăng cao giữa Iran và Saudi Arabia. Tuần trước, Thái tử Saudi đã gọi nhà lãnh đạo tối cao của Iran là “Hitler mới của Trung Đông”. Việc so sánh này đưa ra chỉ vài ngày trước khi tới Áo – quốc gia nơi Adolf Hitler ra đời – có thể là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng nó chắc chắn là một điềm xấu.

Triển vọng gia hạn cắt giảm sản xuất dầu mỏ đang hỗ trợ cho giá dầu, nhưng không mở rộng hay chỉ là một phần mở rộng ngắn hạn – tức là ba tháng – có thể khiến giá dầu giảm trong ngắn hạn. Do các nhà đầu tư tự định vị trước quyết định của OPEC, có hai câu hỏi sẽ chiếm ưu thế trong việc xác định vị thế của họ trong tuần này.

Thứ nhất là liệu sự căng thẳng giữa Saudi Arabia và Iran có thể lan sang phòng đàm phán. Khả năng đó là hoàn toàn có thể. Nó đã xảy ra trước đây, vì vậy sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy một số tương tác căng thẳng hoặc ngắn ngủi giữa các nhóm bộ trưởng. Câu hỏi thứ hai là liệu sự căng thẳng này có thể ảnh hưởng đến các kế hoạch tiềm năng của OPEC để tuân thủ cắt giảm sản xuất của họ đến 1/4/2018 hoặc ngăn cản việc gia hạn cắt giảm sản xuất. Kể từ khi Iran được miễn trừ cắt giảm sản lượng, điều này có thể trở thành vấn đề do một viễn cảnh gia hạn dài hơn của việc cắt giảm sản xuất dầu mỏ của OPEC được dự tính trong tuần này.

Các kết quả với việc thỏa thuận sản xuất của OPEC bị loại bỏ hoặc không kéo dài dường như ít có khả năng, nhưng chỉ vì tính hiệu quả cắt giảm sản xuất của năm qua đã chứng minh được hiệu quả trong việc hỗ trợ giá dầu. Tuy nhiên, với áp lực địa chính trị tăng cao, OPEC có thể cần phải gia hạn ngắn hơn và xem lại vấn đề này sau khi căng thẳng đã hạ nhiệt vào thời điểm cuộc họp tới, có thể là vào tháng 6 năm 2018.

Trong khi các động lực đã kích thích giá dầu thô tăng lên trong những tháng gần đây, nếu căng thẳng gia tăng và kỳ vọng của việc cắt giảm sản xuất dầu kéo dài dẫn đến thất vọng, thì chắc chắn giá dầu có thể chịu một số áp lực trong ngắn hạn.

Nguồn: xangdau.net/Bloomberg

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Saudis tăng sản lượng dầu tháng 6 lên gần mức cao nhất mọi thời đại

Saudi Arabia đã tăng sản lượng dầu trong tháng 6 thêm 700.000 thùng/ngày lên 10,7 triệu thùng/ngày, rất gần với mức sản lượng cao nhất ​​10,72 triệu thùng/ngày của tháng 11/20..

Tập đoàn Dầu khí đạt doanh thu gần 205 nghìn tỷ sau 5 tháng

Tổng doanh thu toàn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sau 5 tháng đạt 204,8 nghìn tỷ đồng, vượt 13,4% kế hoạch 5 tháng và bằng 47% kế hoạch năm. 
Theo báo cáo của Tập đoàn Dầu k..

Các chiến binh Nigeria đe dọa tấn công giàn khoan dầu

Các chiến binh Nigeria ngày 17/1 đã đe dọa tấn công các cơ sở dầu mỏ ngoài khơi trong vài ngày, làm gia tăng nỗi lo sợ lập lại làn sóng bạo lực năm 2016 đã đẩy nền kin..

Chứng khoán, giá vàng và dầu thô đồng loạt giảm mạnh

 Sau phiên tăng mạnh trước đó khi phản ứng tích cực với bài phát biều đầu tiên của Tổng thống Mỹ Trump trước quốc hội, chứng khoán đã đồng loạt giảm trở lại, trong khi giá vàng ..