Trở ngại lớn nhất cho hợp đồng dầu thô được định giá bằng NDT của Trung Quốc

Trung Quốc cuối cùng đã ra mắt các hợp đồng tương lai dầu thô định giá bằng nhân dân tệ hồi tháng trước, sau nhiều lần trì hoãn.

Việc bắt đầu giao dịch hợp đồng mới đã thành công, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư tổ chức và nhỏ lẻ, cũng như các hãng kinh doanh dầu lớn như Glencore và Trafigura.

Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để gọi hợp đồng mới tồn tại chưa đến một tháng này là thành công hoàn toàn, bởi vì nó vẫn phải đối mặt với một con đường dài phía trước để xây dựng danh tiếng và lịch sử, các nhà phân tích cho biết. Họ cũng đã xác định được yếu tố rủi ro lớn nhất cho các nhà đầu tư phương Tây – trong chừng mực nào đó Trung Quốc có thể can thiệp vào các quy định của chính phủ đối với hợp đồng dầu thô tương lai bằng nhân dân tệ, vì Bắc Kinh được biết đến là ít chịu đựng được trước những biến động giá dữ dội trong thị trường của mình và có lịch sử can thiệp.

Đây cũng là kết luận của nhà cung cấp dầu thô lớn nhất cho Trung Quốc, OPEC. Trong Báo cáo thị trường Dầu hàng tháng tháng 4 của mình, OPEC – chiếm gần 60% lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc – cho biết “trong chừng mực nào đó hợp đồng INE độc lập với sự can thiệp của chính phủ hiện là yếu tố rủi ro chính mà các nhà đầu tư phương Tây phải đối mặt, bên cạnh rủi ro tiền tệ, do INE định giá bằng đồng nhân dân tệ”.

Theo John Kemp thuộc Reuters, khả năng can thiệp của Trung Quốc vào thị trường dầu thô tương lai bằng nhân dân tệ có thể là một trong ba yếu tố có thể làm giết chết hợp đồng mới này. Kemp cho rằng yếu tố then chốt thứ ba đối với một hợp đồng tương lai thành công – chính sách công không nên quá tiêu cực đối với giao dịch kỳ hạn – có thể là một trở ngại cho hợp đồng dầu tương lai của Trung Quốc, trong khi đó hợp đồng mới này có thể dễ dàng đáp ứng hai tiêu chí khác cho sự thành công. Đó là 1) nhu cầu thương mại cho việc bảo hiểm rủi ro và 2) một nhóm các nhà đầu cơ phải bị lôi cuốn vào thị trường.

OPEC, đặc biệt là các nhà sản xuất Trung Đông, sẽ theo dõi chặt chẽ hợp đồng tương lai bởi vì một khi đã được thiết lập, giá dầu thô tham chiếu của Trung Quốc có thể đóng vai trò như là một chuẩn  của khu vực cho những cuộc thương lượng giá dầu giao ngay hay kỳ hạn. Hợp đồng này gồm bảy loại dầu chua vừa phổ biến ở thị trường Trung Quốc-sáu loại dầu Trung Đông được tự do mua bán (Basrah Light, Dubai, Masila, Oman, Qatar Marine và Upper Zakum) và dầu thô Shengli của Trung Quốc.

“Với mức độ nhập khẩu từ OPEC, các quốc gia sản xuất Trung Đông sẽ theo dõi sát sao khi họ có thể, sớm hay  muộn, cũng phải đối mặt với áp lực từ khách hàng Trung Quốc của họ để áp dụng chuẩn này cho việc định giá các hợp đồng thô giao ngay của mình”, cartel cho biết trong báo cáo hàng tháng.

Quả thực OPEC đã dành một bài báo đặc biệt viết về hợp đồng dầu thô tương lai bằng nhân dân tệ trong báo cáo được theo dõi sát sao cho thấy cartel đang nghiêm túc xem xét một số khả năng trong tương lai, các thành viên ở Trung Đông của nhóm có thể phải định giá dầu mà họ bán tới Trung Quốc so với chuẩn dầu thô của Trung Quốc.

Trong khi mục tiêu chính thức của hợp đồng tương lai mới là thiết lập một tiêu chuẩn của khu vực cho việc định giá hữu ích hơn đối với các loại dầu thô phổ biến trên thị trường Trung Quốc, thì các nhà phân tích lại xem hợp đồng dầu tương lai là một bước đi mà Trung Quốc hướng tới để tìm kiếm sự chấp nhận rộng rãi hơn cho đồng tiền của mình trong thương mại toàn cầu, bao gồm cả việc buôn bán dầu, và thiết lập một petroyuan trong tương lai có thể thách thức lại sự thống trị của petrodollar.

Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, và tốc độ tăng nhu cầu dầu của nước này có thể ảnh hưởng đến thị trường dầu cũng như giao dịch của hợp đồng dầu thô được trao đổi nhiều nhất trên thế giới là Brent và WTI. Do đó, cũng là hợp lý khi nước nhập khẩu dầu thô hàng đầu muốn sử dụng dầu như là phương tiện để thúc đẩy đồng tiền của mình trên thị trường quốc tế.

Theo tiến sĩ Mohamed Ramady, một nhà kinh tế học về năng lượng và chuyên gia địa chính trị về GCC, việc ra mắt hợp đồng dầu tương lai bằng nhân dân tệ có hai lý do chính – chính trị và chủ nghĩa thực dụng. Về mặt thực tế, một hợp đồng như vậy sẽ phản ánh tốt hơn các loại dầu thô trên thị trường Trung Quốc vốn thường khác biệt so với các loại dầu theo chuẩn Brent và WTI.

Về mặt chính trị, việc đặt ra hợp đồng dầu bằng đồng Nhân dân tệ sẽ thúc đẩy việc sử dụng đồng tiền của Trung Quốc trong thương mại toàn cầu, một trong những mục tiêu lâu dài quan trọng của nước này như một sự thay thế cho đồng đô la – làm cho NDT thậm chí hấp dẫn hơn đối với các quốc gia bị đe doạ cấm vận vốn đang phụ thuộc vào đồng đô la, “Ramady viết trong tờ The National.

Đồng Nhân dân tệ vẫn được sử dụng chưa tới 3% trong thương mại toàn cầu, nhưng hợp đồng dầu tương lai bằng nhân dân tệ và sự thúc đẩy của Trung Quốc để khẳng định đồng tiền của nó trên trường quốc tế “có thể làm thay đổi một cách có thể cảm nhận được trong tương lai gần và tạo điều kiện cho một thách thức khá lớn đối với đồng USD” Ramady nói.

Hayden Briscoe, Trưởng bộ phận Thu nhập cố định, Châu Á Thái Bình Dương tại UBS Asset Management, cho biết trong một báo cáo ngay trước khi Trung Quốc tung ra hợp đồng tương lai rằng “Chúng tôi tin rằng về lâu dài điều này sẽ làm thay đổi cách thức dầu được mua bán trên toàn cầu, tạo ra dòng tiền Petroyuan, làm tăng vai trò của NDT như là một đồng tiền giao dịch thế giới và buộc các nhà đầu tư phải phân bổ lại tiền của họ vào các tài sản tài chính của Trung Quốc”.

Về lâu dài, việc mua bán dầu bằng nhân dân tệ có thể làm thay đổi cấu trúc của thị trường dầu toàn cầu, nhưng trước hết phải có hai điều cần phải làm, Briscoe nói. Một là Trung Quốc cần loại bỏ, hoặc giảm đáng kể việc kiểm soát vốn. Một việc nữa là các nhà cung cấp dầu của Trung Quốc như Ả-rập Xê-út, Nga và Iran đồng ý chấp nhận nhân dân tệ cho việc xuất khẩu dầu của họ tới Trung Quốc. Briscoe viết: “Điều này cũng đang định hình bởi vì Nga đã chấp nhận NDT cho xuất khẩu dầu, Iran cũng làm như vậy, và chúng tôi hy vọng Ả-rập Xê-út sẽ sớm bắt đầu xuất hóa đơn tại Trung Quốc bằng NDT”.

Sự ra mắt hợp đồng dầu tương lai bằng nhân dân tệ có tính thực tiễn giống như chính trị, nhưng nhiều nhà phân tích và chính OPEC cho rằng các chính sách thị trường vốn trong nước của Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với thành công của hợp đồng này.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Hàng hóa TG tuần tới 19/8: Nhiều biến động

Thị trường hàng hóa thế giới tuần qua biến động mạnh do các yếu tố chính trị và tỷ giá, cùng sự tác động của thời tiết tới một s

Giá dầu trên thị trường châu Á​ tăng khoảng 0,2%

Trong phiên giao dịch ngày 19/12, giá dầu đi lên tại thị trường châu Á. 
Giá dầu châu Á đi lên. Ảnh minh hoạ: Reuters
Việc tuyến đường ống dẫn dầu từ khu vực Biển Bắc vẫn ngừng..

Dầu thô Brent đang có 550 triệu thùng vị thế mua và sự suy yếu bất ngờ

Các nhà đầu cơ ngày càng lạc quan hơn về dầu thô Brent, nhưng một trong những chỉ số cung cầu tốt nhất của thị trường đã bất ngờ suy yếu.
Các quỹ phòng hộ, nhà quản lý tiền v

Giữ nguyên giá xăng dầu trong kỳ điều chỉnh hôm nay 7.6

 
Hôm nay đến đợt điều chỉnh giá xăng dầu – Ảnh minh họa từ Internet
Liên bộ Công Thương – Tài chính vừa ra thông báo về điều hành giá bán lẻ xăng dầu từ 15 giờ chiều nay..