Trung Quốc nỗ lực “giành lấy quyền lực giá dầu” từ các nhà cung cấp toàn cầu

Trung Quốc đang thực hiện một nỗ lực táo bạo để giành được sự ảnh hưởng định giá nhiều hơn trên thị trường dầu thô quốc tế với việc đưa ra hợp đồng tương lai bằng đồng NDT đầu tiên ở Thượng Hải. Trong một cuộc phỏng vấn với Arab News, Emma Richards thuộc BMI Research cho biết: “Đây là về việc phát triển một chuẩn giá phản ánh động thái cung và cầu trong khu vực này.”

“Bằng cách mở rộng, bạn có thể xem đây là một nỗ lực của Trung Quốc để giành được một số quyền lực giá cả từ các nhà cung cấp, mặc dù cuối cùng – ít nhất là trong dài hạn – các nguyên tắc cơ bản của cung và cầu dầu thô toàn cầu sẽ thiết đặt giá cả.”

Nhưng Wood Mackenzie, hãng  tư vấn về năng lượng đã nhận xét thẳng thắn hơn. Công ty này cho biết: “Với sự ra đời của sàn giao dịch hợp đồng tương lai Thượng Hải, Trung Quốc đang tiến hành những tham vọng của mình một cách rõ ràng và đang yêu cầu chia sẻ một cách công bằng về tầm ảnh hưởng của nước này trong giá dầu thô.”

Hợp đồng này là sản phẩm tương lai đầu tiên của Trung Quốc có thể được giao dịch bởi các công ty ở nước ngoài không có sự hiện diện tại Trung Quốc. Các nhà phân tích cho biết động thái này cũng minh hoạ bước tiến mới nhất của Bắc Kinh hướng tới việc thúc đẩy việc sử dụng đồng tiền của mình trên toàn cầu. Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới năm ngoái, nhưng các chuẩn dầu chính được xác định ở London và New York với giá bằng đô la.

WoodMac cho biết: “Điều này sẽ giúp chính phủ Trung Quốc trong nỗ lực quốc tế hóa đồng tiền.” Bảy loại dầu thô có liên quan đến các hợp đồng tương lai tính bằng đồng NDT là: Basrah Light (Iraq), Oman (Oman), Dubai (UAE), Upper Zakum (UAE), Qatar (Qatar), Masila (Yemen) và Shengli (Trung Quốc).

Bà Richards cho biết nếu dầu thô được bán vào châu Á cuối cùng sẽ được định giá thấp hơn bởi hợp đồng mới, “thì nó sẽ trở thành trung tâm của thị trường toàn cầu, hơn là WTI hay Brent. “Và điều có đủ động lực để các nhà sản xuất ở Trung Đông quan tâm,” bà cho hay.

WoodMac cho biết, khi bắt đầu, họ dự kiến ​​sẽ có nhiều ảnh hưởng hơn đối với giá Basrah Light và Oman vì chúng chiếm một phần đáng kể khối lượng hợp đồng. “Trung Quốc nhập khẩu khoảng 600.000 thùng dầu một ngày dầu thô Oman. Khối lượng này đủ lớn để bắt đầu ảnh hưởng đến giá của Oman, được định xác định theo khung thời gian có hiệu lực trở về trước bởi Bộ Dầu mỏ và Khí đốt Oman.”

Các nhà cung cấp dầu mỏ từ Trung Đông và Mỹ cuối cùng có thể phải đảm bảo rằng việc định giá dầu của họ cho Trung Quốc vẫn tiếp tục cạnh tranh với các chuẩn của Trung Quốc, hãng tư vấn nhận xét.

Hãng cho biết thêm: “Một khi đã được thiết lập, giá dầu thô tham khảo của Trung Quốc cũng có thể đóng vai trò như là một chuẩn khu vực cho các cuộc đàm phán giá dầu thô giao ngay hoặc giá hợp đồng tại các thị trường khác, như Nhật Bản và Hàn Quốc.” Nhưng liệu đồng NDT sẽ có thể cạnh tranh với đồng đô la khi được dùng định giá dầu sẽ là một câu hỏi.

Bloomberg cho biết rằng các nhà sản xuất và kinh doanh dầu mỏ nước ngoài cần không chỉ cần phải chịu đựng những can thiệp  của Trung Quốc vào thị trường mà còn về sự kiểm soát vốn của nước này.

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Vietsovpetro dự kiến tăng doanh thu và lợi nhuận khoảng 12%

   Nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2017, Vietsovpetro phải hoàn thành kế hoạch khai thác 5 triệu tấn dầu bên cạnh việc duy trì hoạt động tìm kiếm – thăm dò. 
Vietsovpetro dự..

Giá dầu ‘vọt’ lên mức cao nhất hai năm rưỡi tại châu Á

Phiên giao dịch ngày 4/1, giá dầu tại thị trường châu Á “vọt” lên mức cao nhất hai năm rưỡi và neo ở quanh mức cao chưa từng thấy kể từ trước thời điểm thị trường hàng hóa to

PVN phải vượt qua nhiều thách thức để hoàn thành trọng trách quốc gia

Trước việc tăng trưởng GDP của nền kinh tế trong quý I chưa đạt mục tiêu đề ra, nhiệm vụ và kỳ vọng đối với các tập đoàn kinh tế lớn của đất nước như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) trở n

Giá xăng dầu có giảm nhờ CPTPP?

Trong 11 nước tham gia CPTPP có Singapore và Malaysia – hai nước mà Việt Nam đang nhập khẩu xăng dầu nhiều nhất. Theo cam kết từ CPTPP, các nước thành viên sẽ tiến tới việc cắt giảm thuế suất bằng 0% trong v