Trung Quốc sẽ tăng nhập khẩu dầu

Trung Quốc có lẽ là đang sản xuất ít dầu hơn, nhưng lại lọc dầu nhiều hơn, số liệu thống kê mới từ Bắc Kinh đã tiết lộ, cho thấy quốc gia tiêu dthụ dầu lớn nhất châu Á sẽ tiếp tục với việc đẩy mạnh thăm dò, khai thác quốc tế của mình và nhập khẩu sẽ tiếp tục tăng khi nhu cầu trong nước mở rộng.

Năm ngoái, sản lượng dầu thô ở Trung Quốc giảm 4% xuống còn 191,51 triệu tấn, tương đương khoảng 3,85 triệu thùng/ngày xuống mức thấp nhất trong 9 năm qua do những giếng dầu già và ít phát hiện mới ở trong nước. Điều này phần lớn được bù đắp bởi lượng dầu nhập khẩu tiếp tục tăng, mục tiêu tăng 10,1% hàng năm lên 8,43 triệu thùng/ngày. Trong tháng 11, những con số này đạt kỷ lục cao hơn 9 triệu thùng/ngày.

Các nhà phân tích, được Bloomberg phỏng vấn, dự đoán sản lượng dầu mỏ sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới, nhưng các giếng dầu già của Trung Quốc sẽ không phải là lý do duy nhất hay thậm chí là nguyên nhân chủ yếu: Trung Quốc đang chuyển sang sử dụng khí thiên nhiên. Trong tháng 12, lượng khí đốt nhập khẩu đã lên mức cao nhất mọi thời đại, khi mà nước này cố gắng giảm bớt áp lực trong việc sự phụ thuộc vào than đá và thay thế nó bằng khí. Ở mức 7.89 triệu tấn – bao gồm lưu lượng qua đường ống và vận chuyển LNG – con số tháng 12 đã vượt kỷ lục trước đó hồi tháng 11, thêm 20 phần trăm.

Sản xuất khí đốt trong nước cũng đang tăng lên khi Bắc Kinh chống lại sự ô nhiễm, ở mức 147,4 tỷ mét khối vào năm ngoái – một kỷ lục khác mà Trung Quốc đã phá vỡ hồi năm ngoái.

Vì vậy, nếu quốc gia này đang di chuyển một cách vững chắc theo định hướng khí tự nhiên và tránh xa dầu trong sản xuất hydrocarbon, điều này có nghĩa là nó sẽ phải dựa nhiều hơn vào dầu thô nhập khẩu bởi vì các hộ gia đình và nhà máy có thể lấy nhiệt và điện từ khí đốt, nhưng những chiếc xe hơi chạy bằng động cơ xăng một cách áp đảo, và sản xuất hóa dầu dự kiến sẽ phát triển hơn nữa.

Năm ngoái, lọc dầu ở Trung Quốc tăng 5% lên mức kỷ lục gần 568 triệu tấn.

Giờ đây, tập đoàn dầu khí quốc doanh Trung Quốc CNPC vừa châm thêm sự lạc quan cho giá dầu trên thị trường dầu mỏ qua việc dự đoán rằng nhu cầu dầu thô ở Trung Quốc sẽ tăng 4,6% trong năm nay lên 12 triệu thùng/ngày. Các nhà máy lọc dầu có kế hoạch bổ sung thêm 36 triệu tấn công suất lọc dầu hàng năm, tương đương khoảng 723.000 thùng/ngày. Tổng cộng cả nước sẽ đạt 808 triệu tấn mỗi năm, hay 16,23 triệu thùng mỗi ngày.

Tất cả điều này là tin tốt cho các nhà xuất khẩu dầu và không phải là tin quá vui đối với các nhà máy lọc dầu ở Châu Á. Hoa Kỳ đang gia tăng lượng dầu thô xuất khẩu tới Trung Quốc. Nga cũng vậy: Việc mở rộng đường ống dẫn dầu Đông Siberia – Thái Bình Dương giữa Nga và Trung Quốc bắt đầu hoạt động vào ngày 1 tháng 1, tăng gấp đôi lượng xuất khẩu dầu thô từ 15 lên 30 triệu tấn mỗi năm, hoặc gần 220 triệu thùng.

Trong khi đó, Trung Quốc đang xuất khẩu dầu thành phẩm nhiều hơn, làm suy giảm lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu châu Á khác do giá dầu thô tăng cao. Xu hướng hiện nay có vẻ là: Trung Quốc sẽ tiêu thụ nhiều dầu hơn trong năm nay và trong vài năm tới, và hầu hết sẽ được nhập khẩu. Năm nay, tốc độ lọc dầu được dự kiến sẽ thiết lập một kỷ lục khác, theo như ít nhất một nhà phân tích, khi các ông lớn trong ngành hóa dầu mở rộng lọc dầu để đảm bảo rằng họ có đủ nguyên liệu để xử lý cho hoạt động kinh doanh chính của họ.

Một lần nữa, Trung Quốc trông giống như người điều phối lớn nhất trên thị trường dầu.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Trung Quốc sẽ trợ giá cho các nhà máy lọc dầu nếu giá dầu vượt 130 USD

Trung Quốc sẽ trợ cấp cho các nhà máy lọc dầu của mình nếu giá dầu quốc tế tăng lên hơn 130 USD/thùng khi nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới muốn đảm bảo nguồn cung cấp nhiên liệu và bảo vệ các doanh nghiệp và người tiêu dùng khỏi giá nhiên liệu..

Thanh Hóa xin dừng nhập xăng vì Lọc dầu Nghi Sơn: Khó

Theo thành viên Ủy ban Kinh tế, việc dùng biện pháp hành chính để can thiệp vào kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường là không phù hợp. 
Ngày 5/7, ông Nguyễn ..

Saudi làm sống dậy các nguy cơ địa chính trị trong thị trường dầu mỏ toàn cầu

Lần đầu tiên trong ba năm, mối quan tâm hàng đầu trong thị trường dầu mỏ không phải là quá nhiều nguồn cung.
Cũng giống như cắt giảm sản xuất của OPEC và các đồng minh cuối cùng đã l..

Lo ngại nguồn cung tăng, dầu thô trượt giá

Giá dầu ngày 6/6 giảm do lo ngại nguồn cung toàn cầu tăng, sau khi dự trữ dầu ở Mỹ tăng bất ngờ và Arab Saudi cùng các quốc gia sản xuất dầu mỏ khác phát tín hiệu có thể tăng sản l..