TT dầu TG ngày 9/5: Giá tăng sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran

 

Giá dầu tăng hơn 2% lên mức cao 3 năm rưỡi trong hôm nay sau khi Tổng thống Mỹ từ bỏ thỏa thuận hạt nhân quốc tế với Iran, có thể hạn chế xuất khẩu dầu thô của nước này trong một thị trường đã thắt chặt.

Trong ngày 8/5, Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân quốc tế với Iran đạt được hối cuối năm 2015, nâng lo ngại về xung đột ở Trung Đông và tạo ra sự bất ổn về nguồn cung dầu mỏ toàn cầu.

Dầu thô Brent kỳ hạn tăng lên 76,75 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 11/2014. Hiện tại giá ở mức 76,66 USD/thùng, tăng 1,81 USD/thùng hay 2,4% so với đóng cửa phiên trước. Dầu thô ngọt nhẹ WTI tăng 1,55 USD/thùng hay 2,22% lên 70,61 USD/thùng, gần mức cao nhất kể từ cuối năm 2014.

William O’Loughlin, nhà phân tích đầu tư tại công ty chứng khoán Rivkin Securities, Australia cho biết “sự kiện lớn của đêm qua là việc hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân của Tổng thống Trump được ký với Iran hồi năm 2015. Các lệnh trừng phạt do đó được tái áp đạt với Iran, sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu dầu mỏ của Iran”.

Iran tái xuất hiện là một nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn trong năm 2016 sau khi các lệnh trừng phạt quốc tế chống lại họ được dỡ bỏ đổi lấy việc hạn chế chương trình hạt nhân của Iran, với xuất khẩu trong tháng 4 hơn 2,6 triệu thùng/ngày. Điều này khiến Iran trở thành nhà xuất khẩu dầu thô lớn thứ 3 trong OPEC sau Saudi Arabia và Iraq.

Việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân nghĩa là Mỹ có thể tái áp đặt các lệnh trừng phạt chống lại Iran sau 180 ngày, trừ khi một số thỏa thuận khác đạt được trước đó. Ngân hàng ANZ cho biết quyết định của Trump đưa ra một kịch bản có thể thấy thị trường dầu mỏ thắt chặt đáng kể trong nửa cuối năm 2018 và trong năm tới.

Xuất khẩu dầu của Iran sang châu Á và châu Âu sẽ chắc chắn sụt giảm cuối năm nay và trong năm 2019 do một số quốc gia tìm kiếm giải pháp thay thế để tránh rắc rối với Washington và do các lệnh cấm vận bắt đầu có tác động. Bất chấp điều này, chưa rõ thị trường dầu mỏ thế giới sẽ bị ảnh hưởng tới đâu.

Mỹ không mua dầu Iran, trong khi các nước ký thỏa thuận, Nga, Anh, Pháp và Đức đã phản đối việc kết thúc thỏa thuận này và có thể tiếp tục mua dầu của Iran.

Châu Á, cho đến nay là nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất từ Iran, có thể sẽ tiếp tục tiếp nhận một số nguồn cung cấp, như đã thực hiện trong vòng trừng phạt trước đó.

Tomomichi Akuta, chuyên gia kinh tế tại công ty tư vấn và nghiên cứu Mitsubishi UFJ ở Tokyo cho biết “có lo lắng rằng xuất khẩu dầu thô của Iran có thể giảm khoảng 1 triệu thùng/ngày từ mức hiện nay”. Ông nói “cán cân cung cầu khá cân bằng hiện nay, nhưng có thể trở lại thành thiếu cung (trong trường hợp hạn chế nguồn cung mới). Giá dầu tăng ít nhất 10 USD/thùng, với dầu Brent tiếp cận gần 90 USD”.

Nguồn tin: vinanet.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Đề xuất hoàn thuế TTĐB cho doanh nghiệp kinh doanh xăng E5

Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo nghị định (NĐ) sửa đổi, bổ sung một số điều NĐ 108/2015 của Chính phủ.
Điểm đáng chú ý tại dự thảo này là đề xuất khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt ..

Ngày mai, giá xăng dầu có thể tăng

Hiện doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối lỗ khoảng 400-500 đồng/lít. Vì vậy, trong kỳ điều chỉnh vào ngày mai, nhiều khả năng giá các mặt hàng này đi lên.
Ngày mai (8-5) sẽ l

Iran không nên trông mong sự cứu trợ tài chính từ OPEC

Trong vài tuần qua, Iran đã nhiều lần tìm kiếm (thậm chí thỉnh cầu) sự hỗ trợ của EU để bù đắp các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ sẽ được áp đặt đối với quốc gia sản xuất dầu mỏ này. Tr

OPEC, Nga xem xét hợp tác dài hạn

Theo CNBC, đây là tiết lộ của Hoàng Thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed bin Salman. Ông Salman cho hay Riyadh và Moscow đang xem xét mở rộng liên minh cắt giảm nguồn cung dầu thô đ