Ưu đãi rất nhiều, xăng sinh học vẫn bị “ghẻ lạnh”

Nhận rất nhiều ưu đãi, bao gồm không có thuế nhập khẩu, giá vận chuyển thấp, thuế môi trường rẻ hơn, thuế tiêu thụ đặc biệt thấp hơn, chi phí định mức cao hơn, không phải nộp quỹ bình ổn xăng dầu… cơ chế chính sách rất ưu tiên so với xăng truyền thống, nhưng xăng E5 vẫn không thể cạnh tranh được. Tất cả đều xuất phát từ việc giá thành ethanol của Việt Nam quá cao. 

Theo lộ trình đã được Thủ tướng phê duyệt, từ 1-12-2015 xăng được sản xuất, phối chế, kinh doanh để sử dụng cho phương tiện cơ giới đường bộ tiêu thụ trên toàn quốc là xăng E5. Xăng E10 sẽ được sử dụng đồng bộ trên toàn quốc từ đầu 2017. Trong bối cảnh được tạo điều kiện hết mức về cơ chế như vậy, các nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học của Việt Nam vẫn lụn bại dần vì không thể cạnh tranh được với xăng truyền thống, và cơ chế phổ biến sử dụng xăng sinh học vẫn chưa đi đến đâu.

Theo báo cáo gần đây nhất của Sở Công Thương Hà Nội: Các đại lý bán lẻ xăng dầu, thương nhân nhượng quyền, cửa hàng bán lẻ xăng dầu chưa mặn mà với kinh doanh E5, do đầu tư, cải tạo cột bơm xăng E5 tốn kém (khoảng 400 triệu đồng/cửa hàng), bảo quản mặt hàng này cũng phức tạp hơn và quan trọng nhất là khách hàng không mặn mà, lợi nhuận thấp. Không chỉ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh hồi đầu năm cũng đã có kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo xây dựng cơ chế để tạo điều kiện cho nhà máy ethanol hoạt động.

Thống kê của TP lớn nhất cả nước cho thấy, đến hết tháng 10-2016, đã có 282/532 cửa hàng có bán xăng E5, tăng lên rất nhiều so với con số 58 cửa hàng vào cuối 2014, nhưng lượng tiêu thụ khá khiêm tốn (bình quân 8.330m3). Theo UBND TP Hồ Chí Minh, các cửa hàng kinh doanh xăng E5 có sản lượng tiêu thụ chậm, tồn kho và tỷ lệ hao hụt rất cao, trong khi chiết khấu không cao, dẫn đến doanh thu thấp so với xăng khoáng A92, A95, không bù đắp được chi phí hoạt động. Do đó, đã có một số doanh nghiệp có văn bản đề nghị tạm ngưng kinh doanh xăng E5. UBND TP còn lo ngại, nếu thay thế 100% xăng khoáng bằng E5, người dân sẽ đổ sang dùng xăng A95 (dù giá hiện đắt hơn xăng A92 khoảng 700 đồng/lít và đắt hơn E5 khoảng 1.000 đồng/lít), dẫn đến thiếu hụt nguồn cung.

Qua trao đổi với PV Báo CAND, Petrolimex – anh cả của ngành hàng xăng dầu Việt Nam cũng cho biết: Trong 9 tháng năm 2016, với 341 cửa hàng kinh doanh E5 trên 59 tỉnh/thành, sản lượng bán mặt hàng này đạt khoảng 278.000m3/tháng, chỉ bằng 10% sản lượng xăng khoáng.

Xăng E5 vẫn lận đận trên con đường cạnh tranh với xăng truyền thống.

Nguyên nhân vì đâu E5 bị ghẻ lạnh như vậy? Đầu tiên không thể không kể đến do thói quen tiêu dùng của người dân chưa thay đổi và còn một số nghi ngại về chất lượng E5, dù Bộ Khoa học

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Tại sao giá dầu không tăng sau khi Trump tuyên bố các lệnh trừng phạt ‘mạnh mẽ’ lên Iran?

 
Quyết định của Tổng thống Donald Trump đưa Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế “mạnh mẽ” lên Tehran là không đủ để giá ..

Dầu mỏ: Vũ khí kế tiếp của ông Trump?

Sau hàng rào thuế quan, dường như giá dầu sẽ là một trong những “vũ khí” kế tiếp của Tổng thống Mỹ Donald Trump để đánh vào nền kinh tế Trung Quốc. 
Washington có thể t

Số mỏ dầu mới phát hiện năm 2017 thấp kỷ lục

Trong năm 2017, ngành công nghiệp dầu thô thế giới khám phá được ít dầu nhất trong tám thập niên, phá kỷ lục thấp nhất của năm 2016. 
Ảnh minh họa
Theo Russia Today, từ đầu năm đến ..

OPEC đồng ý kéo dài cam kết cắt giảm đến hết năm 2017? | Hoanghungpetro.com.vn

    Nhóm bộ trưởng các nước thuộc OPEC và ngoài OPEC đã đồng ý xem xét quyết định có nên kéo dài thỏa thuận cắt giảm thêm sáu tháng hay kh