2 nguy cơ địa chính trị chủ chốt có thể khuấy động thị trường dầu mỏ trong những tháng tới | Hoanghungpetro.com.vn

Khi giá dầu tiếp tục tăng, hai mối đe dọa có thể có tác động đáng kể đến động thái giá cả sắp tới. các trader và nhà đầu tư giàu kinh nghiệm nên tập trung vào 2 sự kiện sau:

1. Bầu cử Tổng thống tại Mexico

Vào năm 2014, chính phủ Mexico (dưới thời tổng thống Enrique Peña Nieto) đã thông qua kế hoạch tư hữu hoá một phần trong ngành dầu khí quốc doanh của Mexico. Lý do là đầu tư từ các nguồn vốn tư nhân sẽ giúp khôi phục ngành công nghiệp năng lượng Mexico đã và đang chịu thiệt hại nặng nề do tình trạng tham nhũng, các vấn đề cơ sở hạ tầng, sản xuất giảm và quản lý yếu kém. Vào năm 2015, chính phủ Mexico đã bán đấu giá giấy phép thăm dò và khai thác ngoài khơi ở Vịnh Mexico. Mexico đã thất vọng với kết quả  đặc biệt kém. Sự suy thoái của giá dầu khiến nhiều công ty phải cắt giảm ngân sách thăm dò và sản xuất.

Hiện tại, dường như ngay cả các hợp đồng dầu đã ký với các công ty nước ngoài cũng đang gặp nguy cơ. Mexico đang ở giữa cuộc bầu cử tổng thống và hai ứng cử viên nổi tiếng nhất là những người cánh tả. Vị lãnh đạo hiện nay trong cuộc thăm dò đã cam kết xem xét các hợp đồng này nếu được bầu và muốn đưa vấn đề này đi trưng cầu dân ý. Nếu điều này xảy ra, chắc chắn rằng việc Mexico tiến tới tư nhân hóa dầu mỏ sẽ kết thúc, vì các cuộc thăm dò cho thấy phần lớn dân số Mexico (65%) không ủng hộ chính sách tư nhân hóa dầu khí của Peña Nieto.

Các nhà đầu tư nên theo dõi chặt chẽ tình hình chính trị Mexico và cuộc bầu cử sắp tới, diễn ra vào ngày Chủ Nhật ngày 1 tháng 7, bởi vì nếu sản xuất dầu của Mexico không nhận được đầu tư bên ngoài thì sản lượng sẽ tiếp tục giảm.

2. Thổ Nhĩ Kỳ, Dầu của người Kurd và Iraq

Hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ đang đàm phán sắp xếp để vận chuyển và bán dầu của người Kurd từ cảng Ceyhan. Mặc dù người Kurd và người Thổ Nhĩ Kỳ có lịch sử lâu dài về xung đột chính trị và không giống như các đối tác kinh doanh thông thường, mối quan hệ này vẫn ổn định và cùng có lợi. Kể từ khi chính quyền Iraq ở Baghdad giành lại quyền kiểm soát thành phố Kirkuk và các mỏ dầu gần đó, nước này đã tìm cách ngăn chặn việc bán dầu người Kurd (một phần đến từ Kirkuk) qua cảng Ceyhan.

Dường như bây giờ Iraq đang trực tiếp giải quyết vấn đề đó với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ. Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq, Jabar al-Luaibi, đã thăm Thổ Nhĩ Kỳ để thảo luận về vấn đề này. Iraq muốn Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý ngừng vận chuyển bất kỳ loại dầu nào từ Iraq mà không thông qua hợp đồng với bộ phận tiếp thị dầu quốc gia của Iraq, SOMO.

Các nhà đầu tư nên lưu ý rằng, theo TankerTrackers.com, khách hàng chính của dầu mỏ từ Chính phủ khu vực Kurdistan (KRG) là Hy Lạp, Israel, Croatia, Ba Lan và Italy. Tuy nhiên, chính phủ Iraq đã sắp xếp để bán dầu từ khu vực Kirkuk sang Iran. Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được những lợi ích kinh tế khi vận chuyển và bán dầu KRG vì vậy chính phủ Iraq có thể cần phải cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ một hợp đồng tốt hơn để thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt hợp tác với KRG. Mặt khác, áp lực chính trị Iraq có thể đủ để thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt mối quan hệ kinh doanh với người Kurd. Nếu vậy, KRG sẽ bị tổn hại nghiêm trọng. Hơn nữa Hy Lạp, Israel, Croatia, Ba Lan và Italy sẽ cần phải tìm mua dầu ở những khu vực khác – có lẽ từ Nga? Hoặc Mỹ?

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

OPEC hy vọng các nước tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng hơn nữa

 
Cơ sở lọc dầu trên đảo Khark, vùng Vịnh. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Sau cuộc họp kéo dài 2 ngày tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cho biết..

Đại gia ngoại nhảy vào, giá xăng dầu cạnh tranh hơn

Với sự tham gia của các DN 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thị trường xăng dầu thời gian tới hứa hẹn sẽ có nhiều thay đổi. 
Thị trường xăng dầu Việt Nam hiện có 23 thương nhân đầu mối và 69 thương ..

Giá dầu Brent ở châu Á giảm nhẹ trong phiên đầu tuần

    Sáng 4/6, giá dầu châu Á biến động không nhiều với giá dầu Brent giảm phiên thứ 2 liên tiếp, do chịu sức ép từ việc sản lượng khai thác dầu thô ở Mỹ cao kỷ lục..

Sản lượng dầu của OPEC giảm xuống mức thấp nhất 11 tháng trong tháng 3

 
Sản lượng dầu của OPEC giảm trong tháng 3, xuống mức thấp nhất trong 11 tháng do sự sụt giảm xuất khẩu của Angola, gián đoạn tại Libya và sản lượng giảm tiếp tại Venezuela.
Cuộc khảo sát cho thấy OPEC đ