Trước tình trạng giá dầu quay đầu nghiêm trọng, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu mỏ ngoài OPEC đã đi đến nhất trí việc cắt giảm sản lượng dầu thô đến cuối năm 2018.
Phát biểu về việc đồng ý cam kết cắt giảm sản lượng dầu thô, Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi Arabia Khalid Al-Falih cho biết, Saudi Arabia sẽ linh hoạt, tùy thuộc vào tình hình thị trường dầu mỏ. Saudi Arabia tuyên bố việc kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng nhằm đêm lại lợi ích cao nhất cho đơn vị khai thác.
Liên minh 24 nước do Saudi Arabia và Nga dẫn đầu cũng nhất trí với phương án sẵn sàng điều chỉnh lại chính sách nếu động thái tạm ngừng khai thác dầu thô khiến các công ty sản xuất dầu đá phiến của Mỹ, đã tạm ngừng sản xuất khi giá dầu xuống thấp, có tín hiệu quay lại thị trường.
Ảnh minh họa
Được biết, chiến lược giảm sản lượng trong thời gian gần đây đã giúp đẩy giá dầu tăng gần 20% so với cách đây một năm. Điều này đã phản ánh sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu hiện nay, nhưng cũng qua đó cho thấy tính đúng đắn trước quyết định của OPEC, giúp OPEC lấy lại vị thế điều phối then chốt khi bắt đầu nhạt dần.
Cụ thể, sau nhiều thập kỷ là lực lượng chi phối trong việc xác định nguồn cung cầu và giá cả, vai trò điều phối then chốt của OPEC bắt đầu nhạt dần trong những năm gần đây, khi các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ bắt đầu tăng sản lượng.
Điều này dẫn đến cung vượt cầu và giá giảm từ trên 100 USD xuống dưới 40 USD/thùng vào năm ngoái, dẫn đến quyết định của OPEC bắt tay với các nước sản xuất dầu mỏ chủ chốt ngoài OPEC cùng nhau hạn chế khai thác dầu thô.
Tuy nhiên, chiến lược tiếp tục cắt giảm để tăng giá có thể không bền vững trong dài hạn và vai trò của OPEC có thể lại suy yếu.
Với mức giá cao nhất trong hai năm qua, các nhà sản xuất dầu mỏ Mỹ cũng đang bắt đầu hoạt động trở lại sau khi đã tạm dừng sản xuất dầu mỏ do giá quá thấp. Sản lượng dầu thô của Mỹ đã tăng 15% kể từ năm ngoái lên gần 10 triệu thùng/ngày, chỉ đứng sau Nga và Saudi Arabia.
Nguồn tin: phapluatnet.vn
Trả lời