Các quỹ phòng hộ đã giết sự phục hồi của OPEC

Các nhà đầu tư dầu đã tự tin trước cuộc họp OPEC vào tuần trước, đặt cược giá lên, nhưng bây giờ dường như có một chút nôn nao sau nhiều tuần thổi phồng.

Bước vào cuộc họp, các quỹ phòng hộ và nhà quản lý tiền tệ khác đã tăng đặt cược giá lên cho hợp đồng dầu thô tương lai. Tuần trước cuộc họp, đặt cược vào WTI vọt lên xu hướng giá lên nhiều nhất kể từ tháng Hai, theo Bloomberg. Sự thay đổi này diễn ra chủ yếu là do vị thế ngắn được thanh lý, một dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư đã bỏ chạy khỏi hiện trường khi họ nhận ra rằng OPEC đã không lừa gạt.

Mặc dù OPEC phát tín hiệu cho thấy quyết tâm của họ trước cuộc họp, nhưng việc chuyển dịch theo hướng đặt cược giá lên là có phần bất ngờ. Các ngân hàng đầu tư như Citi cảnh báo rằng OPEC có thể gây thất vọng, và thực tế là các nhà đầu tư dầu lớn đã tăng vị thế giá lên kỷ lục có nghĩa là việc điều chỉnh giá có thể là đau đớn. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đã đặt niềm tin vào OPEC.

Với những gì đã nói, giá dầu giao ngay chính xác là không tăng bất chấp những kết quả tích cực. WTI vượt 58 USD/hùng một ngày sau cuộc họp OPEC, nhưng giảm trở lại trước khi đóng cửa. Tuy nhiên, kể từ đó, WTI đã giảm đáng kể, quay lại ngưỡng 56 USD/thùng vào hôm thứ Tư.

Quả thực, các đặt cược giá lên có thể chỉ đơn thuần là giữ giá dầu không bị sụt giảm ngay sau khi có kết quả từ OPEC. Và vì hầu như không có bất cứ sự phục hồi nào đáng nói nên có thể vào thời điểm đó- khi mọi người nhận ra giá dầu sẽ không tăng vọt do công bố OPEC – các nhà đầu tư đã bắt đầu bán ra. Dữ liệu có một độ trễ, nhưng sự sụt giảm trong những ngày gần đây rất có thể là do hoạt động chốt lời từ quỹ đầu tư mà tin là tâm lý đang đang chuyển hướng. Như John Kemp của Reuters viết hôm 04 tháng 12, “sự mất cân bằng giữa vị thế mua và bán đã trở thành cực đoan, điều đó cho thấy nguy cơ của một sự đảo ngược giá mạnh vẫn còn cao trong ngắn hạn.”

Song, điều này không có nghĩa là chúng ta đang hướng về một đợt sụt giảm nữa trong khoảng thời gian dài. Tồn kho vẫn đang suy giảm và những cắt giảm của OPEC hiện đang được đảm bảo cho đến ít nhất giữa năm 2018, nếu không phải là cả năm sau. Điều đó ít nhất cũng đặt ra một mức giá sàn, có khả năng cao hơn ngưỡng 40 USD/thùng một chút mà chúng ta đã từng thấy trong hơn một năm. Điều đó đặc biệt đúng với sự tham gia của Nigeria và Libya vào thỏa thuận cắt giảm sản xuất, điều này sẽ loại bỏ bất kỳ bất ngờ không mong muốn nào từ hai thành viên OPEC.

Về phần mình, Goldman Sachs dự báo giá dầu tăng mạnh trong năm 2018, Brent giao ngay ở mức 62 USD/thùng và WTI tại 57.50 USD/thùng.

Goldman dựa vào hình dạng của đường cong kỳ hạn – backwardation sẽ tiếp tục dốc, do giá trong ngắn hạn cao hơn và giá dài hạn thấp hơn. Backwardation dốc hơn sẽ dẫn đến tồn kho giảm mạnh hơn và giá cao hơn cho năm tới hoặc khoảng ấy, trước khi sản xuất đá phiến nhiều hơn bắt đầu kéo giá xuống một lần nữa vào năm 2019.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Để người dân yên tâm sử dụng xăng E5

Vừa rồi, qua báo chí người dân được biết Công ty TNHH MTV Dầu khí Sài Gòn (Saigon Petro) đã gửi công văn kiến nghị lên liên Bộ Tài chính – Công Thương về việc..

Bộ trưởng Năng lượng Bỉ: Châu Âu đối mặt với mùa đông khó khăn nếu giá khí đốt không giảm | Hoanghungpetro.com.vn

Bộ trưởng Năng lượng Bỉ cảnh báo Liên minh châu Âu (EU) có thể phải hứng chịu một thập kỷ mùa đông khắc nghiệt nếu không làm gì để giảm giá khí đốt tự nhiên. Tinne Van der Straeten viết trên Twitter rằng giá khí đốt ở châu Âu cần phải được đóng băng ..

Giá xăng dầu hôm nay (8-7): Hạ nhiệt

Sau khi trượt dốc không phanh, giá dầu đã lấy lại được đà tăng với Brent lên 104,7 USD/thùng. Dầu WTI hôm nay quay đầu “hạ nhiệt” quanh mốc 102 USD/thùng.
Giá xăng dầu thế giới
Sau khi giảm sâu hai phiên trước đó, giá dầu tại phiên giao dị..

Giá dầu thế giới đi xuống do sản lượng của OPEC tăng

Một yếu tố khác gây sức ép lên giá dầu là tranh chấp thương mại giữa Mỹ và các nền kinh tế lớn, trong đó có Trung Quốc, EU, Ấn Độ và Canada.
Giá dầu thế giới đi xuống ..