Chiến tranh sẽ làm biến đổi thị trường dầu

Một vụ cháy đã xảy ra tại một đường ống dẫn dầu nối liền Bahrain với Ả-rập Xê-út, và hai quốc gia liên minh Ả rập này đổ lỗi cho Tehran. Song, các quan chức Iran lại phủ nhận bất kỳ sự liên đới nào, nhưng vụ việc này là mới nhất trong một loạt các sự kiện đang làm gia tăng xung đột giữa các đối thủ Trung Đông.

Đường ống dẫn dầu bắt đầu hoạt động lại chỉ trong vài giờ, nhưng cuộc khẩu chiến đang nóng lên. Ngoại trưởng Bahrain Khalid Al-Khalifa cho biết trên Twitter rằng “việc cố gắng đánh bom đường ống dẫn dầu Saudi-Bahrain là một sự leo thang nguy hiểm của Iran nhằm hù dọa người dân và gây thiệt hại cho ngành công nghiệp dầu mỏ toàn cầu.”

Vụ việc xảy ra chỉ vài ngày sau khi một tên lửa được phóng từ Yemen tới Ả-rập Xê-út, Saudi đã đổ lỗi cho Iran.

Trong khi đó, một mạng lưới âm mưu đã bao trùm Lebanon, một quốc gia nhỏ, nơi tất cả các cường quốc khu vực đều hy vọng lợi dụng tầm ảnh hưởng của họ. Đầu tháng này, Thủ tướng Lebanon Saad al-Hariri đã từ chức và bỏ trốn tới Saudi Arabia, cáo buộc Iran và Hezbollah đã đặt cuộc đời và sự an toàn của gia đình ông vào nguy hiểm.

Tuy nhiên, Hezbollah nói rằng Hariri thực sự đang bị Ảrập Xêút bắt giữ. Riyadh đã cảnh báo người dân Saudi rời khỏi Lebanon. Các nhà lãnh đạo Israel đã tuyên bố họ sẽ ném bom để Lebanon quay lại thời kỳ đồ đá.

Góp thêm sự xáo trộn, Hariri cho biết ông có thể rút lại đơn từ chức của mình và tiếp tục làm thủ tướng, miễn là Hezbollah không can thiệp vào cuộc xung đột khu vực.

Nhiều người tin rằng những sự kiện kỳ ​​lạ là một phần của một cuộc chiến ủy quyền rộng hơn giữa Iran và Ả-rập Xê-út – một cuộc xung đột dường như đang nóng lên. Cuộc thanh trừng nội bộ của Thái tử Mohammad bin Salman cũng đã làm gia tăng căng thẳng. Thái tử đang theo đuổi một chính sách đối ngoại gây hấn mà thường được đánh giá thấp trên báo chí phương Tây, khi các hãng tin có xu hướng soi sáng những nỗ lực cải cách kinh tế của ông.

Tuy nhiên, MBS là đầu tàu chính trong cuộc chiến thảm khốc ở Yemen, cô lập Qatar gây mất ổn định, và căng thẳng gia tăng với Iran. Với việc loại bỏ những kẻ phản đối trong nước, dường như ông đã nắm được quyền lực trong chính phủ Ả Rập ngay lúc này. Nhiều nhà phân tích cho rằng đây là một điều tích cực đối với dầu mỏ, khi việc gia hạn thỏa thuận OPEC dường như có nhiều khả năng xảy ra dưới sự kiểm soát toàn bộ của MBS.

Tuy nhiên, nguy cơ giá lên thậm chí còn lớn hơn nếu như sự hiếu chiến của MBS dẫn tới một cuộc đụng độ nghiêm trọng hơn với Iran.

Các cuộc xung đột ở Trung Đông có xu hướng ảnh hưởng tới giá dầu theo một hướng: đi lên. Trong những tuần và tháng gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự trở lại của căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông, chẳng hạn như cuộc trưng cầu độc lập của người Kurd và tiếp theo đó là sự kiện chiếm đóng các mỏ dầu Kirkuk bởi quân chính phủ Iraq. Ngoài ra, sự bất ổn ở Nigeria và Libya đã dẫn đến những gián đoạn nguồn cung dầu tạm thời. Cho đến nay, những sự kiện này đã tạo thêm một số sức ép tăng lên giá dầu, nhưng thị trường phần lớn đã lờ đi những điểm nóng đó.

Cuộc chiến giữa Ả-rập-Xê-út và Iran là một vấn đề nữa.

Michael Lynch, chủ tịch bộ phận nghiên cứu kinh tế và năng lượng chiến lược, nói với Bloomberg: “Hầu hết rủi ro chính trị đều có quy mô nhỏ hơn. Nhưng khi bạn bắt đầu nói về Ả-rập Xê-út và Iran, điều này làm cho phần con của con người dâng lên”.

Các quỹ phòng hộ và các nhà quản lý tiền tệ khác đã tăng đặt cược giá lên cho dầu thô lên mức kỷ lục mới vào tuần trước. Cuộc đụng độ giữa Iran và Ảrập Xêút, đang diễn ra trong các cuộc chiến ủy nhiệm tại Yemen và Lebanon, có thể mở rộng sang một cái gì đó nghiêm trọng hơn nhiều. Dù khả năng nổ ra một cuộc chiến nóng như vậy vẫn còn xa nhưng dường như nó không còn là điều không thể nữa.

Cách đây vài tháng, Brent giao dịch ở mức 64-66 đô la được hầu hết các nhà phân tích dầu coi là không bền vững. Giờ đây, Brent dường như đang trên cơ sở vững chắc, và Tehran và Riyadh đang sắp đẩy giá thậm chí lên cao hơn.

Ashley Petersen, nhà phân tích dầu hàng đầu tại Stratas Advisors, cho biết trong bài phỏng vấn của Bloomberg: “Tôi sẽ không bị ngạc nhiên khi tiếp tục thấy diễn biến này nếu không có bất kỳ tin tức tiêu cực nào từ các thành viên OPEC cho đến lúc diễn ra cuộc họp”.

OPEC vừa thông báo rằng tổng sản lượng của cả nhóm đã giảm 151.000 thùng/ngày trong tháng 10, với sự sụt giảm tại Iraq, Nigeria, Venezuela, Algeria và Iran. “Sự tuân thủ cao” với hạn mức sản xuất, kết hợp với căng thẳng gia tăng ở Trung Đông, có thể đặt mức giá sàn trong ngắn hạn cho dầu thô.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng dầu hôm nay 19/7: Tăng giảm trái chiều

Nguồn cung dầu thắt chặt cùng nỗi lo suy thoái kinh tế là những nguyên nhân chính tác động khiến giá xăng dầu tăng giảm trái chiều. Dầu Brent đi xuống còn WTI duy trì đà tăng mạnh.
Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, sáng 19/7 (theo giờ Việt N..

Mỹ đã yêu cầu sự hỗ trợ của Saudi Arabia trước khi tuyên bố rút lui khỏi thỏa thuận Iran

Một ngày trước khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, một quan chức cấp cao của chính quyền Trump đã gọi điện thoại cho Ảrập Xêút để yêu cầu giúp giữ giá..

Quý I: Xuất nhập khẩu xăng- dầu- khí Việt Nam nhiều biến động

Chuyên trang cơ sở dữ liệu về các ngành kinh tế và kinh doanh Vibiz.vn phối hợp cùng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh đã đưa ra Báo cáo thương mại ngành Xă..

IEA đang đánh giá quá cao tốc độ tăng trưởng của đá phiến Mỹ

Tuần này, IEA cho biết, đá phiến Mỹ sẽ chiếm lĩnh thị trường dầu mỏ và khí đốt trong thập kỷ tới, lên tới “mức cao hơn 50% so với bất kỳ nước nào khác đã từng chế ngự”. Với một “khả năng vượt trộ..