Công ty quốc phòng Trung Quốc vận chuyển một khối lượng dầu của Venezuela trị giá 1,5 tỷ USD | Hoanghungpetro.com.vn

Reuters đưa tin, dẫn các nguồn tin giấu tên, một công ty quốc phòng Trung Quốc đã vận chuyển dầu của Venezuela tới Trung Quốc từ năm 2020, thay thế cho công ty dầu khí quốc doanh PetroChina.

Theo đó, tập đoàn Khoa học và Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASIC) đã sử dụng ba tàu chở dầu để vận chuyển dầu thô của Venezuela đến một kho chứa mà CASIC tiếp quản từ PetroChina. Các nguồn tin của Reuters cho biết, nhà nước Trung Quốc giảm số nợ chưa trả cho Venezuela thay vì trả tiền mua dầu thô.

Cho đến nay, CASIC đã vận chuyển tổng cộng 25 triệu thùng dầu trị giá khoảng 1,5 tỷ USD theo công thức được sử dụng để định giá dầu thô Merey hàng đầu của Venezuela. Con số này tương đương với tỷ lệ xuất khẩu 42.000 thùng mỗi ngày.

Một trong những nguồn tin của Reuters cho biết: “Những chuyến hàng này hoàn toàn theo sự ủy quyền của chính phủ, nơi CASIC được chỉ định chuyển dầu như một khoản thanh toán để trừ vào khoản nợ của Venezuela”.

“Tất cả số tiền từ quá trình này vẫn ở lại Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Venezuela chịu trách nhiệm điều giải và giải trình”, một nguồn tin khác nói với Reuters.

Trung Quốc là khách hàng mua dầu lớn nhất của Venezuela kể từ khi các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Caracas được thắt chặt vào năm 2019, mặc dù các công ty dầu khí nhà nước Trung Quốc rõ ràng đã cắt đứt quan hệ thương mại với PDVSA.

Các biện pháp trừng phạt, cùng với nhiều năm không đầu tư và quản lý yếu kém, đã làm suy giảm sản lượng dầu của Venezuela, với dữ liệu mới nhất, trong tháng Bảy cho thấy tốc độ sản xuất trung bình hàng ngày là 629.000 thùng.

Tuy nhiên, chính phủ Caracas vẫn kỳ vọng sẽ tăng con số này lên 2 triệu thùng/ngày vào cuối năm nay và hơn nữa lên 3 triệu thùng/ngày vào năm 2023. Lần cuối cùng Venezuela sản xuất 3 triệu thùng/ngày là vào năm 1997. Trong 20 năm tiếp theo, sản lượng trung bình đạt 2 triệu thùng/ngày.

Trong khi đó, Trung Quốc được hưởng lợi từ giá rẻ không chỉ đối với dầu thô của Venezuela mà còn của Iran và gần đây là dầu thô của Nga trong bối cảnh lệnh trừng phạt nhằm giảm xuất khẩu dầu của các quốc gia này.

Trong một bài báo gần đây, nhà báo Clyde Russell của Reuters lập luận rằng những giao dịch mua này của nhà nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới đã ngăn chặn tình hình nguồn cung dầu toàn cầu thậm chí còn thắt chặt hơn và giá dầu cao hơn.

Nguồn tin: xangdau.net  

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá dầu thế giới chứng kiến tuần leo dốc đầu tiên trong gần 1 tháng

Thị trường năng lượng ghi nhận đà tăng giá trong hầu hết các phiên giao dịch, tính chung giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 2% và giá dầu Brent vọt 3,2% trong tuần. 
Các hợp đồng dầu t..

Nhập khẩu xăng dầu các loại tăng hơn 31% trong 4 tháng đầu năm

Trong tháng 4/2018, Việt Nam đã chi 630 triệu USD để nhập khẩu xăng dầu các loại, nâng giá trị nhập khẩu 4 tháng đầu năm lên 2,815 tỷ USD, tăng 31,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ảnh minh h..

Mỹ sẽ mở cửa cho khai thác dầu ở những khu vực được bảo vệ trước đây

Bộ Nội vụ Hoa Kỳ dự kiến sẽ thay thế kế hoạch quản lý cho thuê và khai thác dầu khí 5 năm của chính quyền thời Tổng thống Obama ở những vùng biển quan trọng bằng quyền lực pháp lý của ch

Nguồn cung thiếu hụt đẩy giá dầu đi lên

Phiên giao dịch mở cửa ngày 3/7, tại thị trường London (Anh), giá dầu đi lên sau Tập đoàn dầu quốc gia Libya (NOC) thông báo tình trạng bất khả kháng tại một số cảng xuất khẩu dầu mỏ. 
..