Cuộc khủng hoảng dầu mỏ của Venezuela làm mất niềm tin

Venezuela có thể phải tuyên bố tình trạng bất khả kháng về xuất khẩu dầu của mình vì sản lượng sụt giảm và các cảng của nước này không thể vận chuyển đủ dầu thô. Cuộc khủng hoảng đang diễn ra trong lĩnh vực dầu mỏ của Venezuela có thể làm thắt chặt thị trường dầu mỏ nhiều hơn dự kiến.

Reuters đưa tin hôm thứ Ba rằng Venezuela đang xem xét việc tuyên bố tình trạng bất khả kháng, một tuyên bố hợp pháp được thực hiện trong các trường hợp đặc biệt về cơ bản để loại bỏ được nghĩa vụ hợp đồng. Nói cách khác, PDVSA của Venezuela về bản chất là chuẩn bị để nói rằng nó không thể cung cấp dầu như đã cam kết.

Sự sụp đổ hoàn toàn trong sản xuất dầu của nước này rõ ràng là một yếu tố lớn khiến cho PDVSA không có khả năng vận chuyển đủ dầu. Sản lượng giảm xuống dưới 1,5 triệu thùng/ngày và đang giảm nhanh.

Tuy nhiên, lưu lượng tàu chở dầu tại một số cảng của hãng đã tạo ra sự ùn ứ bất ngờ, điều này đã làm chậm việc dỡ hàng. Các cảng bị tắc nghẽn là kết quả trực tiếp của việc nắm giữ quyền điều hành trên một số hòn đảo Caribê của ConocoPhillips tháng trước. Đại gia dầu mỏ này của Mỹ đã tìm cách thực thi một phán quyết trọng tài, tuyên bố quyền sở hữu một loạt các cơ sở dự trữ trên các đảo Bonaire, Curacao và Aruba.

Những tài sản đó rất quan trọng đối với các hoạt động của PDVSA – thực vậy, thậm chí chúng đã trở nên quan trọng hơn khi các cơ sở của PDVSA ở Venezuela bị hư hỏng. Chúng có khả năng phục vụ các tàu chở dầu thô rất lớn (VLCC), và quan trọng cho việc tích trữ và pha trộn dầu của PDVSA cũng như chuẩn bị cho xuất khẩu.

Kể từ khi ConocoPhillips cố gắng tiếp quản các cơ sở này, PDVSA đã cố gắng chuyển các hoạt động trở lại các cảng của mình ở Venezuela. Nhưng những kho cảng đó đang trong tình trạng rất xấu, và không thể bù đắp cho sự mất mát của các cơ sở ở Caribbe. Reuters đưa tin rằng có hơn 70 tàu chở dầu đang đợi ngoài khơi bờ biển Venezuela.

Reuters cũng đưa tin rằng PDVSA thông báo với khách hàng rằng họ cần phải gửi các tàu có khả năng chuyển hàng từ tàu này sang tàu kia, vì họ không thể phục vụ đủ tàu tại các cảng. Nếu khách hàng không làm điều đó, hoặc không chấp nhận những điều khoản đó, PDVSA có thể tuyên bố tình trạng bất khả kháng. Reuters cho biết hầu hết các khách hàng đều đang ngần ngại với yêu cầu này vì không có sự giám sát của bên thứ ba, cộng với chi phí phát sinh của việc chuyển hàng từ tàu này sang tàu kia cũng là điều mà các khách hàng không sẵn sàng chấp nhận.

Không có gì ngạc nhiên khi Venezuela giảm bớt những chuyến hàng mà họ đã hứa, nhưng những con số thật đáng lo ngại. Vào tháng Tư, mỗi ngày Venezuela chỉ xuất khẩu 1,49 triệu thùng dầu và nhiên liệu, tức thấp hơn 665.000 thùng/ngày so với mức đã ký hợp đồng, theo Reuters. Điều đó có nghĩa là một số khách hàng không có được hàng. Đơn cử như, hồi tháng 4, PDVSA đã rút lại gần như tất cả những gì đã hứa với công ty con Citgo – 273.000 thùng/ngày.

Các khó khăn đến với Venezuela liên tục chồng chất, và có tin tức là PDVSA đang xem xét đến tình trạng bất khả kháng trước sự sụt giảm thê thảm trong sản xuất và xuất khẩu. PDVSA “trong trường hợp tốt nhất chỉ có khoảng 695.000 thùng nguồn cung dầu thô có sẵn mỗi ngày để xuất khẩu trong tháng Sáu”, một giám đốc bộ phận tiếp thị trong công ty nói với Argus Media.

Dường như sự sụt giảm đột ngột trong xuất khẩu sẽ không được giải quyết trong bất kỳ khung thời gian hợp lý nào. Nó không chỉ là vấn đề giảm bớt tắc nghẽn tại các cảng. Rõ ràng là PDVSA không thể xử lý khối lượng cần thiết từ các kho cảng xuất khẩu hiện tại của mình.

Quan trọng hơn, khai thác dầu tiếp tục giảm mạnh, hoạt động tinh chế và chế biến cũng đang rơi tự do. Dầu nặng của Venezuela cần phải được nâng cấp trước khi nó có thể được xuất khẩu, nhưng ít nhất ba bộ máy nâng cấp của PDVSA đang trọng tình trạng xấu kinh khủng và bộ máy nâng cấp Petropiar mà PDVSA chạy cùng với Chevron, đang dừng hoạt động để bảo trì.

Do đó, trường hợp bất khả kháng cho việc giao hàng dường như không thể tránh khỏi, trừ khi khách hàng chấp nhận khối lượng thấp hơn. Một nguồn tin PDVSA nói với Argus Media rằng những công ty mà không chấp nhận khối lượng thấp hơn có thể thấy tất cả các lô hàng của họ bị tạm hoãn. Điều đó nghe có vẻ như một lời đe dọa, nhưng chính PDVSA đang trong tình trạng khủng hoảng, không phải người mua từ Trung Quốc, Ấn Độ hay Mỹ.

Một số nhà ngoại giao từ Trung Quốc và Ấn Độ nói với Argus rằng các nhà máy lọc dầu từ nước của họ đang tìm kiếm nơi khác để vận chuyển dầu trong những tháng tới, với dự báo các lô hàng từ Venezuela tiếp tục giảm. Các nhà máy lọc dầu độc lập từ Trung Quốc đang tìm mua các nguồn dầu thô nặng như Maya của Mexico, Castilla của Colombia và Blend Cold Lake của Canada, theo S

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Hàng hóa TG tuần tới 28/7/2018: Giá hầu hết giảm

 
Tuần qua, giá hầu hết các mặt hàng chủ chốt đều giảm.
Năng lượng: Dầu thô đảo chiều tăng trong tuần
Phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu giảm theo xu hướng của thị trường chững khoán. Kết th

Giá dầu sẽ duy tri trong phạm vi 55-70 | Hoanghungpetro.com.vn

Saxo Bank dự đoán giá dầu sẽ duy trì ở mức 55-70 USD một thùng, và phạm vi giá này sẽ không hỗ trợ cho các nền kinh tế khu vực.
“Một đồng đô la suy yếu hơn do những lo ngại gia tăng..

Lo lắng và đầu cơ thống trị tâm lý trong khi thị trường dầu bỏ qua tình hình thực tế

Ngay bây giờ, hai yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ là sự sợ hãi và đầu cơ dựa trên nỗi sợ đó. Nỗi lo sợ là tại một số thời điểm trong vài tháng tới sẽ không c

Hôm nay 6/9, giá xăng dầu bước vào kỳ tăng mạnh

Từ ngày 22/6 đến nay, mặc dù giá xăng dầu thế giới biến động theo chiều hướng tăng, nhưng giá xăng trong nước luôn được giữ nguyên ở mức giá không quá 19.611 đồng/lít. Nhưng kỳ điều c..