Đá phiến Mỹ sẽ bù đắp nhu cầu dầu toàn cầu gia tăng?


Dầu đã tăng mạnh trong những ngày gần đây, với West Texas Intermediate (WTI) ngấp nghé 70 USD/thùng và Brent phá vỡ mốc 70 USD/thùng, và giao dịch dầu thô ở mức cao nhất kể từ năm 2014. Giá dầu tăng có thể do ảnh hưởng trực tiếp bởi một loạt các rủi ro địa chính trị vốn đang gây ra những lo ngại đáng kể rằng nguồn cung dầu toàn cầu có thể bị hạn chế mạnh trong những tháng tới. Điều này đã làm dấy lên suy đoán rằng dầu đang hướng tới 100 USD/thùng.

Theo một số chuyên gia, các yếu tố giảm giá mà gây sức ép lên giá dầu trong một thời gian đã được tính vào.

Tuy nhiên, nhận thức về rủi ro địa chính trị và nó đang dẫn tới giá dầu cao hơn như thế nào dường như là quá mức và có một loạt những mối đe dọa cho giá dầu 100 USD/thùng. Cái chính là sản xuất dầu ở Mỹ đang mở rộng với tốc độ nhanh chóng. EIA gần đây ước tính rằng sản xuất trong nước đã đạt 10.500 thùng mỗi ngày, mức cao nhất kể từ khi bắt đầu cung cấp dữ liệu này vào đầu những năm 80. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) tin rằng Mỹ sẽ vượt Nga để trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới vào năm 2019.

Câu hỏi lớn là liệu điều này cùng với sự mở rộng rõ rệt về số lượng giếng khoan nhưng chưa hoàn thiện của Mỹ (DUCs) và số lượng giàn khoan, mà vào đầu tháng 4 năm 2018 đạt mức cao nhất trong ba năm, có đủ để gây áp lực lên giá hay không. Câu trả lời có thể gây ngạc nhiên cho các nhà đầu tư bởi vì nguyên tắc cơ bản cho thấy giá dầu vẫn ở mức cao hơn, miễn là Saudi Arabia và Nga không xông xáo buông khỏi hiệp ước hạn chế sản xuất được thiết lập hồi tháng 11 năm 2016.

Điều này trái ngược với suy nghĩ của một số nhà phân tích trong đó có cả những người ở Barclays, họ tin rằng dầu sẽ suy yếu một lần nữa về lại mức 51 USD/thùng vào nửa cuối năm 2018. Nhiều nhà phân tích đang đặt cược vào gía dầu thấp hơn là do đang xem nhẹ ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế đối với nhu cầu năng lượng. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thế giới đã được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo cho năm 2018 sẽ mở rộng ở mức 3,9%, cao hơn 10 điểm cơ bản so với 3,8% được dự báo ​​cho năm 2017.

Khi những yếu tố này cùng với triển vọng kinh tế Mỹ được cải thiện nhờ cải cách thuế của chính quyền tổng thống Trump được xem là có khả năng GDP toàn cầu sẽ mở rộng ở mức cao hơn 3.9% như đã dự kiến. Điều đó sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu tăng cao hơn nữa.

Hiện tại, IEA đã điều chỉnh các dự báo cho năm 2018 của mình nhiều lần. Vào lần điều chỉnh cuối cùng hồi giữa tháng 3 năm 2018, IEA ước tính rằng tăng trưởng nhu cầu sẽ vượt 1,5 triệu thùng mỗi ngày trong năm nay, cao hơn 200.000 thùng so với dự báo trước đó của cơ quan này. Có nhiều dấu hiệu cho thấy sự thay đổi kinh tế toàn cầu đang diễn ra sẽ thúc đẩy nhu cầu thậm chí cao hơn nữa.

Bạn chỉ cần xem xét rằng trong năm 2017 khi GDP toàn cầu tăng 3,8%, thấp hơn 10 điểm cơ bản so với dự báo 3,9% cho năm 2018, thì nhu cầu năng lượng toàn cầu trong năm tăng 2,1% hay gấp đôi năm 2016.

OPEC đã dự báo tăng trưởng nhu cầu cho năm nay trên 1,6 triệu thùng mỗi ngày trong khi EIA dự đoán rằng thậm chí nó sẽ còn cao hơn ở mức 1,8 triệu thùng.

Khi bạn thêm tình trạng gia tăng căng thẳng ở Trung Đông, an ninh bất ổn ở Nigeria và Libya, việc đẩy mạnh cắt đứt thỏa thuận hạt nhân với Iran của Trump và ngành công nghiệp dầu mỏ của Venezuela đang rơi tự do thì có nguy cơ mất một nguồn cung đáng kể do các rủi ro địa chính trị gây ra. Có khả năng với sản lượng của Venezuela đang giảm sút ở mức lớn hơn so với đã được định giá bởi thị trường, cùng với việc Trump đẩy mạnh khôi phục các lệnh trừng phạt với Iran có thể làm xóa bỏ hơn 500.000 thùng dầu mỗi ngày ra khỏi nguồn cung toàn cầu.

Điều đó chắc chắn có thể đẩy Brent lên 80 USD/thùng hoặc cao hơn, đây dường như là mức giá mong muốn của Saudi Arabia.

Điều đang trở nên rõ ràng là một loạt các yếu tố về phía nguồn cung bao gồm các mối đe dọa địa chính trị cùng với tăng trưởng kinh tế mạnh hơn dự đoán làm thúc đẩy nhu cầu dầu lớn hơn, có nghĩa là câu chuyện giá dầu cao hơn có một số hướng diễn ra. Điều đó kết hợp với Ả rập Xê út tuyên bố ý định sẽ tiếp tục hợp tác với Nga về hạn chế sản xuất sẽ ngăn thị trường dầu toàn cầu không rơi vào tình trạng thừa cung như tuyên bố của một số nhà phân tích cho rằng nó sẽ xảy ra vào cuối năm 2018.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Tác động của giá dầu đến nền kinh tế và an ninh năng lượng quốc gia

Dầu thô là một mặt hàng chiến lược, được giao dịch hằng ngày trên thị trường tài chính quốc tế với hai nghiệp vụ chủ yếu là giao ngay và giao dịch kỳ hạn. Giá dầu biến động, t

PV Oil đang đàm phán bán 40% cổ phần lấy ít nhất 270 triệu USD

Khoảng 10 nhà đầu tư chiến lược, bao gồm các công ty dầu khí lớn từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam và Trung Đông đã ngỏ ý mua cổ phần, Bloomberg đưa tin.  
Ảnh..

Xăng 2 tháng không tăng giá, quỹ bình ổn dư hơn 3.800 tỉ đồng

Theo Cục Quản lý giá, số dư quỹ bình ổn giá xăng dầu tính tới hết quý II năm 2018 là hơn 3.812 tỉ đồng, giảm khoảng 1.293 tỉ đồng so với thời điểm 31-12-2017.
Ngày 5-9, Cục Quản lý gi

Bank of America Securities: Nhu cầu dầu toàn cầu sẽ quay trở lại mức trước khủng hoảng trong ba năm

 
Theo Bank of America Securities, sẽ mất ba năm để nhu cầu dầu toàn cầu phục hồi trở lại mức trước đại dịch, do mức tiêu thụ nhiên liệu máy bay tiếp tục có xu hướng thấp hơn nhiều so với năm ngoái.
Tron..