Đề xuất… kìm hãm nền kinh tế!

     Tại hội thảo “thị trường xăng dầu và vấn đề thể chế” do Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (Vinpa) tổ chức ngày 16/5, ông Phan Thế Ruệ – Chủ tịch Vinpa, đã tỏ ra hăng hái một cách quá mức trong việc ủng hộ đề xuất của Bộ Tài chính: Tăng thuế môi trường của xăng từ 1 – 3 nghìn đ/lít hiện nay, lên 4 – 8 nghìn đ/lít, để thuế môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt chiếm trên 50% cơ cấu giá. Lý do để ngài chủ tịch kêu gọi tăng thuế là “rồi đây thuế nhập khẩu xăng dầu sẽ về 0%, ngân sách sẽ hụt thu, cần tăng thuế để bù lại…”. 

Quan điểm trên, lập tức bị xã hội phản ứng.

Tăng thuế để bù đắp hụt thu ngân sách. Quá dễ. Theo các hiệp định thương mại mà ta đã ký với nước ngoài, thì rồi đây, ngoài xăng, sẽ còn nhiều mặt hàng khác sẽ có mức thuế 0%, ngân sách sẽ còn hụt thu. Chẳng lẽ mỗi lần có một mặt hàng nhập khẩu có thuế về 0%, lại tiếp tục tăng thuế? Nhưng, sức dân có hạn. Tăng thuế là đi ngược lại chủ trương “khoan thư sức dân” của Đảng và Nhà nước. Xăng dầu là đầu vào của toàn bộ nền kinh tế. Tăng giá xăng, nền kinh tế sẽ lập tức chao đảo. Thứ nhất, là hàng hóa của ta xưa nay, sức cạnh tranh với hàng ngoại đã yếu, nay phải tăng giá thành do cõng thêm thuế xăng, sức cạnh tranh sẽ càng yếu hơn, trong khi hàng ngoại nhập, với mức thuế 0%, sẽ càng rẻ hơn. Chỉ một ví dụ này thôi, đủ thấy rõ điều đó: Theo thống kê của VCCI, chi phí vận chuyển 1 container hàng từ cảng Hải Phòng về Hà Nội và ngược lại (khoảng 100km) hiện đắt gấp 3 lần chi phí vận chuyển 1 container hàng từ Hàn Quốc hay Trung Quốc về Việt Nam. Nay lại tăng thuế xăng nữa, thì chi phí đó sẽ gấp 4 hay 5 lần chi phí vận chuyển cùng một lượng hàng từ Hàn Quốc hay Trung Quốc về? Thứ hai, hàng triệu công nhân hiện đang sống bằng mức lương cầm hơi, chỉ đủ trang trải cho 60 – 70% nhu cầu tối thiểu của cuộc sống (khảo sát của TLĐLĐVN). Nay giá xăng tăng, tất cả các mặt hàng, từ mớ rau con cá, lập tức tăng theo, sẽ khiến họ càng bần cùng hơn.

Mục đích của việc ký hiệp định thương mại là để thuế nhập khẩu xăng bằng 0%, để nền kinh tế có điều kiện phát triển, hàng hóa tăng sức cạnh tranh vì hạ được giá thành. Nay thuế này giảm, lại phải cõng thêm thuế khác. Vậy ký hiệp định thương mại để làm gì?

Ngân sách hụt thu, không thiếu gì cách bù đắp, Thứ nhất là tiết kiệm. Chỉ cần không để xảy ra 12 công trình của Bộ Công Thương hiện đang đắp chiếu, đã có thể tiết kiệm được 63 nghìn tỷ đồng. Chỉ ngăn chặn kịp thời vụ Trịnh Xuân Thanh, ngân sách đã khỏi mất 3,3 nghìn tỷ đồng. Hay đừng để xảy ra những vụ như Vinashin, Vinalines… Thì ngân sách đã khỏi mất hàng trăm ngàn tỷ. Thứ hai là kiên quyết tinh giảm 30% công chức “cắp ô” hiện nay, thì sẽ tiết kiệm được hàng trăm ngàn tỷ chi thường xuyên…

Tăng thuế chỉ có một “tác dụng” duy nhất, là kìm hãm nền kinh tế và bần cùng hóa nhân dân.

Nguồn tin: Baoxaydung.com.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Kịch bản cho giá dầu lên và xuống

Giá dầu đang trong trạng thái chờ đợi khi chúng ta chờ kết quả cuộc họp OPEC sẽ diễn ra trong một vài ngày, và trong khi kết quả cuộc họp đó gần như sẽ hoàn toàn kiểm soát phương..

Đã đến lúc bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu?

Dù khẳng định hoàn toàn có thể bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu nhưng theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng sẽ cần lựa chọn thời điểm thích hợp để quyết định. Trong khi đó, các chuy

Dự trữ dầu của Mỹ đang ở mức thấp

Washington đã tích cực bán từ Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR) trong năm qua để giữ giá năng lượng không tăng cao hơn nữa, Bloomberg đưa tin hôm thứ Sáu 17/6, lưu ý rằng chính phủ không thể tiếp tục khai thác lượng dự trữ mãi mãi.
Theo báo cáo này, ..

Sự chống đối của OPEC đối với kế hoạch nguồn cung của Saudi tăng lên với sự thách thức từ Iraq

Iraq cho biết OPEC nên chống lại áp lực tăng nguồn cung dầu, tăng cường sự phản đối kế hoạch của Saudi Arabia khi nhóm chuẩn bị họp vào tuần sau.
Nhà sản xuất lớn thứ hai của OPEC cho biết hạn chế cung của nh