Hạn chế xuất khẩu thép, ưu tiên dùng xăng dầu trong nước

 Bộ Công Thương đề nghị các doanh nghiệp thép hạn chế xuất khẩu, doanh nghiệp xăng dầu, đường… ưu tiên dùng sản phẩm nội địa.

Nội dung này được nêu trong Chỉ thị 10 được Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên ký ngày 23/8. Với thép, Bộ trưởng Công Thương yêu cầu Hiệp hội Thép Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sắt thép, quặng sắt rà soát nguyên liệu đầu vào, giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp thép cũng cần có biện pháp tăng công suất sản xuất, đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước, hạn chế xuất khẩu các mặt hàng, sản phẩm thép trong nước đang có nhu cầu cao.

Với phân bón, bộ này đề nghị Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, Hiệp hội Phân bón Việt Nam, các tập đoàn, tổng công ty, các doanh nghiệp khai thác, sản xuất và xuất khẩu than, phân bón ưu tiên nguồn hàng phục vụ thị trường nội địa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước.


Nhân viên một cửa hàng xăng dầu tại Quận 1, TP HCM bơm xăng cho khách, trước thời điểm giãn cách xã hội. Ảnh: Quỳnh Trần

Trước thực tế sản phẩm xăng dầu của các nhà máy lọc dầu trong nước đang tồn kho lớn, Bộ trưởng Công Thương đề nghị, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), các thương nhân đầu mối kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu ưu tiên sử dụng nguồn hàng trong nước thay thế cho nguồn nhập khẩu. Tương tự, các doanh nghiệp nhập khẩu đường được cần chia sẻ với sản xuất trong nước, ưu tiên dùng đường trong nước sản xuất, thay thế hàng nhập khẩu.

Vụ Thị trường trong nước sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối điều chỉnh kế hoạch bảo đảm nguồn hàng, ưu tiên dùng xăng dầu từ các nhà máy lọc dầu trong nước để bảo đảm cân đối cung cầu. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng xăng dầu bán ra thị trường theo các quy định hiện hành; bảo đảm nguồn cung xăng dầu tại các điểm bán lẻ.

Các yêu cầu này được Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đưa ra trong bối cảnh nhập khẩu một số mặt hàng chiến lược, quan trọng với sản xuất và tiêu dùng trong nước, như xăng dầu, than đá, sắt thép, phân bón… tăng rất mạnh trong khi sản xuất trong nước đáp ứng được nhu cầu (xăng dầu, than, gạo). Một số mặt hàng khác như sắt thép, phân bón, trong nước có nhu cầu lớn nhưng lại xuất khẩu nhiều, ảnh hưởng tới cán cân cung cầu, mặt bằng giá tại thị trường nội địa.

Nguồn tin: vnExpress

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá dầu hôm nay 7/7 quay đầu giảm

 Giá dầu hôm nay 7/7 giảm xuống mức thấp nhất trong khoảng 12 tuần qua, khi giới đầu tư ngày càng lo ngại rằng nhu cầu năng lượng có thể chịu những tác động tiêu cực nếu xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầu.
Tính đến đầu giờ sáng nay (theo giờ V..

Giá dầu đi lùi do triển vọng cuộc họp của OPEC mịt mờ

Giá dầu đóng cửa ngày 28/11 giảm phiên thứ hai liên tiếp trong bối cảnh chưa có gì chắc chắn về kết quả cuộc họp giữa các OPEC và một số nước phi thành viên vào ng

Bộ trưởng Dầu mỏ Nga: Sản lượng đá phiến Mỹ tăng là không có gì ngạc nhiên

Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak phát biểu với CNBC rằng sự gia tăng sản xuất đá phiến của Hoa Kỳ kể từ khi bắt đầu việc cắt giảm sản lượng trong và ngoài OPEC đã được dự báo, ​​và sẽ tồi tệ hơ..

Petrolimex muốn mua tối đa tỷ lệ sở hữu tại Lọc dầu Dung Quất

Tập đoàn Xăng dầu có thể trở thành cổ đông chiến lược tại Lọc dầu Dung Quất sau khi doanh nghiệp này cổ phần hoá.
Thông tin này được ông Bùi Ngọc Bảo – Chủ tịch Tập đoàn Xăn..