Iran cố phá thế bị cô lập kinh tế

Chuyến công du châu Âu từ ngày 2 đến 4-7 của Tổng thống Iran Hassan Rouhani nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của Liên minh châu Âu (EU) sau khi Mỹ đe dọa trừng phạt các công ty nước ngoài hợp tác với Iran, đang thu hút sự quan tâm của dư luận. 

Iran lên kế hoạch bảo vệ hoạt động xuất khẩu dầu. Ảnh: Reuters

Đối phó với khả năng cấm vận

Thông cáo của Thụy Sĩ về chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rouhani tại nước này cho thấy Iran là một đối tác kinh tế quan trọng của Thụy Sĩ. Về mặt ngoại giao, Thụy Sĩ đại diện cho các lợi ích của Mỹ, Saudi Arabia tại Iran và đại diện cho lợi ích của Iran tại Saudi Arabia.

Hãng thông tấn nhà nước Iran IRNA cho biết các nhà lãnh đạo nước này đang nghiên cứu các giải pháp để duy trì hoạt động xuất khẩu dầu mỏ và các biện pháp khác nhằm đối phó với lệnh trừng phạt của Mỹ sau khi nước này rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran ký với các cường quốc trong nhóm P5 1 cách đây 3 năm, có tên gọi đầy đủ là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA). Một trong những giải pháp đó là tự cung tự cấp trong lĩnh vực sản xuất xăng và cho phép các công ty tư nhân xuất khẩu dầu thô. Ngoài ra, Chính phủ và Quốc hội Iran đã thành lập một ủy ban nghiên cứu về những đối tác tiềm năng mua dầu mỏ của nước này cũng như các giải pháp đưa kiều hối về nước sau khi các biện pháp trừng phạt có hiệu lực.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington dự định tiếp tục chính sách trừng phạt các công ty nước ngoài đang hợp tác làm ăn với Iran. Bộ Tài chính Mỹ cho biết giấy phép cấp cho các tập đoàn Boeing và Airbus để bán máy bay cho Iran sẽ bị thu hồi. Mỹ cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 4 thực thể Thổ Nhĩ Kỳ vốn giúp các hãng hàng không Iran bị trừng phạt mua thiết bị và phụ tùng. Trong bối cảnh tiêu cực như vậy, một số công ty của Mỹ và EU cho biết có thể ngừng hoạt động kinh doanh với Iran. Các doanh nghiệp Thụy Sĩ đang làm ăn, hợp tác với Iran, đã bước đầu hạn chế các khoản đầu tư trong khi chờ đợi các quyết sách của Hội đồng Liên bang về khả năng một lệnh cấm vận. Bên cạnh đó, không ít các doanh nghiệp khác lại đẩy nhanh việc giao hàng cho phía Iran trước khi Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với quốc gia Trung Đông này.

Châu Âu mắc kẹt

Cuộc đọ sức giữa Mỹ và Iran về JCPOA đặt châu Âu vào thế kẹt. Các tập đoàn của EU từng dấn thân vào thị trường Iran, nay phải rút khỏi đây trong vòng từ 90 – 180 ngày. Đức là nguồn xuất khẩu số 1 trong EU sang Iran, với tổng kim ngạch xuất khẩu sang Iran trong năm 2017 lên tới 3 tỷ EUR, cao gấp đôi so với của Pháp. Trong số các quốc gia châu Âu bán hàng cho Iran, Italia đứng thứ nhì với 1,7 tỷ EUR, thứ ba là Pháp với 1,5 tỷ EUR.

Chỉ số quan trọng kế tiếp là tổng trị giá đầu tư, từ đầu năm 2016 khi lệnh cấm vận Tehran được bãi bỏ, thị trường rộng lớn với 80 triệu dân này trở thành mảnh đất màu mỡ trong mắt các nhà đầu tư Pháp. Trong 18 tháng qua, đã có 300 doanh nghiệp Pháp đăng ký hoạt động tại Iran, tổng số vốn đầu tư của Pháp vào Iran năm 2017 lên hơn 2,5 tỷ EUR.

Theo luật sư Oliver Dorgans, chuyên gia giải quyết các hồ sơ cấm vận quốc tế thuộc văn phòng tư vấn pháp lý Brown Rudnick trụ sở tại Boston (Hoa Kỳ), trong mọi trường hợp, quyết định của Washington đòi trừng phạt Iran là một vố đau với các doanh nghiệp châu Âu nói chung và Pháp nói riêng. Biện pháp trừng phạt của Mỹ nhắm vào gần như tất cả các lĩnh vực kinh tế và đặc biệt là ngành ngân hàng. Ngay cả trong trường hợp một hãng nào đó bán hay mua một mặt hàng không bị trừng phạt đi chăng nữa, họ cũng phải ngưng giao thương với Iran, bởi từ nay tới đầu tháng 11-2018, không một ngân hàng nào dám đứng ra làm trung gian để nhận hay thanh toán tiền giữa hãng này với Iran.

Nguồn tin: sggp.org.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Hàng hóa TG sáng 9/8: Giá cà phê cao nhất 4 tháng rưỡi

Phiên giao dịch 8/8 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 9/8 giờ VN), giá dầu giảm trong khi vàng tăng. Cà phê arabica lên mức cao kỷ lục hơn 4 tháng, trong khi đườn..

Các nhân tố địa chính trị khiến giá dầu lập lỷ lục

Chốt phiên giao dịch ngày 9/1, giá dầu thô đã leo lên mức cao nhất trong vòng 3 năm qua trong bối cảnh rủi ro địa chính trị và lòng tin vào sự tăng trưởng toàn cầu tiếp ..

OPEC sẽ cắt giảm sản lượng dầu mỏ trong nửa đầu năm 2018

Ngày 5/12, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Saudi Arabia Khalid al-Falih cho biết OPEC sẽ duy trì chính sách hiện hành về việc cắt giảm sản lượng dầu mỏ trong nửa đầu năm 2018.
Bộ trưởng Khalid al-Falih cũng nhấn mạnh, ng..