Iran đang chờ đợi phán quyết của Trump về hiệp ước hạt nhân

Các thị trường dầu mỏ thế giới sắp có được một ý tưởng rõ ràng hơn về vai trò của Tổng thống Donald Trump có ý nghĩa gì đối với một trong những nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới là Iran.

Tổng thống Mỹ có kế hoạch duy trì với một hiệp định đình chỉ các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran để đổi lại việc hạn chế nghiên cứu hạt nhân của họ, theo hai quan chức chính phủ quen thuộc với vấn đề này tiết lộ.

Mặc dù vậy, các cuộc biểu tình của người dân Iran phản đối sự quản lý kém hiệu quả kinh tế của các nhà lãnh đạo của họ đã khiên lập trường của Trump chống lại Tehran cứng rắn hơn. Thái độ khinh thị của ông ta đối với thỏa thuận hạt nhân đã làm chùn chân các nhà đầu tư vào nước này, nước lớn thứ ba trong OPEC. Trong số các tập đoàn năng lượng khổng lồ phương Tây, chỉ có Total SA của Pháp đã trở lại, và công ty này đang tiến hành một cách chậm rãi.

Khi các thị trường toàn cầu đang chờ đợi quyết định cuối cùng của Trump, đây là những gì sẽ có thể đe dọa cho thế giới dầu mỏ.

Điều gì đang được quyết định?

Về mặt luật pháp Trump được yêu cầu phải chứng nhận 90 ngày một lần về việc Iran có tuân thủ với thỏa thuận năm 2015 hay không, thoả thuận đã nới lỏng các cấm vận của Mỹ và quốc tế đối với Quốc gia Cộng hòa Hồi giáo này nếu Iran hạn chế nghiên cứu hạt nhân.

Trong lần chứng nhận gần đây nhất vào vào tháng 10 năm ngoái, tổng thống Trump nói rằng Iran đã thất bại trong việc đạt được tinh thần của hiệp ước, nhưng ông vẫn tiếp tục đình chỉ việc áp dụng các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với ngành năng lượng của nước này. Bây giờ ông ta cũng cần phải quyết định liệu có nên tiếp tục đình chỉ các hình phạt đối với những người mua dầu của Iran, bán nhiên liệu của đất nước như xăng, hoặc đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của mình.

Olivier Jakob, Giám đốc điều hành của Petromatrix GmbH cho biết: “Đây là rủi ro chính trị chính trong tuần, và rất khó để đoán được quyết định cuối cùng của Tổng thống Trump.”

Những hậu quả đối với thị trường dầu mỏ là gì?

Kể từ khi các biện pháp chế tài của Mỹ và quốc tế được dỡ bỏ vào tháng 1 năm 2016, Iran đã giành lại vị trí là một trong những nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, vận chuyển hơn 2 triệu thùng mỗi ngày đến các khách hàng ở Châu Á và Châu Âu.

Nguồn cung trên toàn cầu đang thắt chặt vì các thành viên của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC đã cắt giảm sản xuất để chống lại sự thừa nguồn cung, và giá đã tăng lên mức cao nhất trong ba năm gần 70 USD/thùng. Các biện pháp chế tài trước đó đã cắt giảm xuất khẩu dầu thô của Iran xuống một nửa. Nếu Mỹ buộc lượng dầu ra khỏi thị trường, nó có thể biến dư thừa dầu kéo dài chuyển sang tình trạng hụt cung và kéo giá lên cao hơn.

Iran đang cố gắng thu hút hơn 100 tỷ USD từ các công ty dầu quốc tế để tăng sản lượng dầu thô và condensate thêm khoảng 25% lên hơn 5 triệu thùng mỗi ngày. Theo ông Jaafar Altaie, giám đốc điều hành của tập đoàn tư vấn Manaar Group, tư vấn cho khách hàng về Iran, nếu không có đầu tư mới, sản xuất sẽ trì trệ.

Total có đầu tư lớn nhất, với cam kết đầu tư 1 tỷ USD vào giai đoạn đầu của một dự án khí đốt ngoài khơi. Tổng mức đầu tư vào dự án này có thể lên đến 5 tỷ USD, và trong khi công ty quyết tâm đẩy cao kế hoạch, giám đốc điều hành Patrick Pouyanne đã hứa sẽ xem xét các hậu quả pháp lý của bất kỳ hạn chế mới nào của Mỹ.

Altaie của Manaar ở Abu Dhabi nói: “Sự không chắc chắn về các lệnh trừng phạt gần như ảnh hưởng hơn các lệnh trừng phạt. Trump đã thành công trong việc phá hủy bất kỳ sự chắc chắn nào về đầu tư tại Iran.”

Điều gì sẽ xảy ra nếu Trump kết thúc thỏa thuận?

Nhiều nhà quan sát hoài nghi rằng Trump sẽ gỡ bỏ thỏa thuận. Cũng giống như vào tháng 10, ông ta đối mặt với những rủi ro mà các biện pháp trừng phạt sẽ không có hiệu quả và Mỹ có thể mất sự hỗ trợ của các đồng minh chính. Nếu Trump phục hồi lại các biện pháp trừng phạt của Mỹ, các biện pháp đó sẽ là đơn phương. Đòn bẩy của Washington là doanh số bán dầu thô được tính bằng đô la, có nghĩa là bất kỳ giao dịch dầu nào phải qua hệ thống ngân hàng Mỹ. Mỹ cũng có thể trừng phạt các công ty con của các công ty nước ngoài ở Mỹ.

Trong giai đoạn hạn chế nhất của các biện pháp trừng phạt của Mỹ và quốc tế, từ năm 2012 đến năm 2015, người mua ở Châu Á đã hạn chế mua dầu Iran và Liên minh Châu Âu đã áp đặt lệnh cấm đối với dầu thô của Iran. Tuy nhiên, sau đó các nước đã đồng ý mua ít dầu thô của Iran hơn báo hiệu không có ý muốn cắt giảm ngay bây giờ.

Người mua có thể tránh trừng phạt bằng cách thanh toán bằng tiền tệ không phải USD, như đồng NDT của Trung Quốc, hoặc bằng cách làm việc thông qua các công ty không có chi nhánh ở Mỹ. Nếu người mua ở Châu Á không tuân thủ các biện pháp hạn chế mới của Mỹ, Trump có thể ở trong tình trạng khó xử vì phải áp đặt hình phạt đối với Trung Quốc và các đồng minh như Hàn Quốc và Nhật Bản.

Các chính phủ châu Âu hôm thứ Năm đã đưa ra một sự bảo vệ vững chắc về hiệp ước hạt nhân, nhấn mạnh nguy cơ thất bại của Trump nếu ông khôi phục các biện pháp chế tài mà không có sự hỗ trợ của quốc tế.

Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cho biết tại buổi họp báo ở Brussels, “Tôi không nghĩ rằng bất cứ ai có một giải pháp thay thế tốt hơn”.

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Hàng hóa TG sáng 16/1: Giá dầu và vàng duy trì cao

 
Phiên giao dịch 15/1 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 16/1 giờ VN), nhiều mặt hàng chủ chốt duy trì mức giá cao. Một số thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ lễ.
Trên..

Trump và ông Tập đã làm tiêu tan sự phục hồi giá dầu như thế nào?

 
WTI đã rớt xuống dưới 60 đô la mỗi thùng lần đầu tiên sau hai tháng, bị kéo xuống bởi nỗi lo sợ về sự suy thoái kinh tế toàn cầu.
Dầu đã bị mắc kẹt giữa một bên là rủi..

Dầu thô sẽ đạt 60USD? Các chuyên gia cho rằng Q1/2018 sẽ là thời kỳ “thành công hoặc thất bại”

Giá dầu cuối cùng đã bắt đầu có được một chỗ đứng vững chắc với giá tăng lên mức cao trong hai năm hôm thứ Hai tuần trước, được hỗ trợ bởi căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông. Trong khi nh..

Giá dầu thế giới tăng phiên 11/8 sau khi IEA nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu năm 2022

Giá dầu thế giới tăng hơn 2 USD trong phiên giao dịch 11/8 sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ trong năm nay.
Giá dầu Brent giao kỳ hạn tăng 2,20 USD (2,3%) lên 99,60 USD/thùng. Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ ..