Iraq- Thành viên khó dự đoán nhất hiện nay của OPEC

Thời gian này năm ngoái, Iraq đang yêu cầu OPEC miễn trừ cắt giảm sản xuất dầu bởi vì cần các khoản thu nhập để tài trợ cho cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo IS. Iraq thất bại trong việc xin được miễn trừ, trong khi Libya và Nigeria thành công khi thuyết phục được nhóm này rằng họ không nên bị hạn chế và sản xuất nhiều nhất có thể sau khi phải hứng chịu nặng nề từ cuộc xung đột dân sự tại Libya và hoạt động quân sự ở Nigeria.

Một năm sau, Libya và Nigeria dường như đã dần phục hồi và ổn định sản xuất dầu. Nhưng nhà sản xuất lớn thứ hai của OPEC, Iraq, đã trở thành yếu tố khó tiên đoán mới đối với OPEC, với sự biến động trong sản xuất dầu sau cuộc trưng cầu ở Kurdistan và các vụ đụng độ giữa lực lượng liên bang với chiến binh người Kurd tại khu vực Kirkuk giàu dầu mỏ.

Trong những tuần gần đây, Iraq đã trở thành một nước không thể dự đoán được về nguồn cung dầu ra thị trường, làm cho OPEC đau đầu thêm trong việc đo nguồn cung và nhu cầu cũng như sự tái cân bằng của thị trường được đồn đại rầm rộ.

Nhưng những rắc rối của OPEC với Iraq đã diễn ra trong hơn một năm. Thứ nhất, tại các cuộc đàm phán dẫn tới hiệp định cắt giảm sản xuất ban đầu, Baghdad muốn được miễn trừ. Sau đó, nước này tranh cãi về các nguồn số liệu thứ cấp mà OPEC sử dụng để đo sản lượng của các thành viên và là cơ sở để tính toán hạn mức cũng như sự tuân thủ. Tiếp đến, khi thỏa thuận cắt giảm sản xuất bắt đầu có hiệu lực vào tháng 01, với việc Iraq đồng ý cắt giảm 210.000 thùng/ngày so với mức tháng 10 năm 2016, và hạn chế sản lượng ở mức 4,351 triệu thùng/ngày.

Nhưng theo nguồn tin thứ cấp của OPEC, Iraq chưa bao giờ hoàn toàn tuân thủ với hạn mức cắt giảm của mình và là nước gian lận nhiều nhất trong thỏa thuận này. Lần duy nhất Iraq xấp xỉ mức 4,351 triệu thùng/ngày trong năm nay là vào tháng 10- với 4,383 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, sự sụt giảm này không phải do Iraq sẵn lòng để xếp cuối hàng và chấm dứt những cách gian lận của mình. Mà đó là do gián đoạn trong sản xuất dầu ở phía bắc sau khi lực lượng chính phủ Iraq hoàn toàn nắm quyền kiểm soát hoạt động tất cả các giếng dầu mà North Oil Company điều hành tại khu vực giàu dầu mỏ Kirkuk từ lực lượng người Kurd.

Các nhà phân tích dự đoán tình trạng gián đoạn sản xuất sẽ tiếp diễn trong những tháng tới, điều này càng làm phức tạp thêm khả năng dự đoán của OPEC về nguồn cung của Iraq cũng như Libya và Nigeria sẽ đưa ra thị trường trong tương lai gần nhất. Điều này cho thấy thêm một điều nữa chưa được biết đến về tình trạng tiến thoái lưỡng nan của OPEC trong việc đưa ra thời gian mở rộng cắt nên kéo dài dài bao lâu.

Chỉ trong một tháng, Iraq đã chuyển từ người gian lận sang người phàn nàn, sau các cuộc đụng độ ở Kurdistan làm tăng thêm phí bảo hiểm rủi ro địa chính trị vào giá dầu.

Trong tháng vừa qua, Iraq đã đẩy mạnh xuất khẩu dầu từ phía Nam lên mức cao kỷ lục với nỗ lực bù đắp cho sự sụt giảm trong xuất khẩu từ tuyến Kirkuk-Ceyhan ở phía bắc. Tuy nhiên, vẫn chưa thể bù đắp được sự sụt giảm này, nhưng nhiều người nghĩ rằng Iraq sẵn sàng tăng sản lượng dù có những hạn chế của OPEC.

Jaafar Altaie, giám đốc điều hành của hãng tư vấn Manaar Group hoạt động tại Iraq, nói với Bloomberg rằng “Những gián đoạn liên quan đến người Kurd có thể kéo dài thêm sáu tháng. Iraq sẽ vẫn gian lận, nhưng việc gian lận sẽ không liên tục”.

Sự biến động giữa vượt hạn mức được OPEC chỉ định với những gián đoạn do nguy cơ địa chính trị trong khu vực, khiến cho sản xuất dầu của Iraq giờ đây đã trở thành một yếu tố khó tiên đoán nữa đối với OPEC và thị trường dầu mỏ.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Saudi nhìn thấy dầu mỏ mạnh mẽ và tìm cách bảo vệ doanh số ở thị trường tiềm năng nhất

Saudi Arabia phát tín hiệu triển vọng dầu thô đang tươi sáng và tìm cách đảm bảo doanh số bán hàng trên thị trường dầu mỏ đang phát triển nhanh nhất thế giới với cổ phần trong..

Thoái vốn Nhà nước tại Petrolimex: Đối tác chiến lược không có quyền mua ưu tiên

    Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương về phương án thoái vốn Nhà nước tại Petrolimex, trong đó khẳng định giữa Petrolimex và đối tác chiến..

Gia tăng buôn lậu xăng dầu có yếu tố nước ngoài

  Từ đầu năm đến nay, hàng loạt vụ buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép trên biển với tổng giá trị lên đến hàng trăm tỷ đồng được Bộ đội Biên phòng (BĐBP) ph

Dầu chạm ngưỡng 70USD, nhưng thị trường liệu có đang quá hào hứng?

Dầu Brent tiếp tục tăng lên gần mức 70USD/thùng trong hôm thứ Tư với giá tăng 15% kể từ đầu tháng 12, nhưng một số người cảnh báo rằng thị trường dầu lửa có thể đã quá hào hứng.
Jea..