Những người chiến thắng bất ngờ trong đợt phục hồi giá vừa qua

Khả năng phán đoán thông thường sẽ nói với bạn rằng những người chiến thắng lớn nhất trong đợt phục hồi giá dầu sẽ là các nhà sản xuất mặt hàng này lớn nhất. Điều này chắc chắn đúng với diễn biến giá dầu mới nhất, nhưng có một số người thắng cuộc có thể làm bạn ngạc nhiên.

Có 5 nước thành công rõ ràng từ sự phục hồi giá. Ngoài Nga và Ả-rập Xê-út, còn có Malaysia, Nigeria và Colombia- ba nước này không nằm trong số những nhà sản xuất và xuất khẩu dầu thô lớn nhất, nhưng lại tập hợp các yếu tố bao gồm tình trạng nền kinh tế của mỗi quốc gia, các yếu tố đặc trưng.

Đơn cử như, Malaysia, đã bơm gần 660.000 thùng dầu mỗi ngày trong tháng Ba năm nay, con số này không phải là rất nhiều so với lượng dầu mà Nga đã và đang cung cấp trong vài năm trở lại đây, nhưng nó đã giúp Malaysia duy trì vị thế là một nước xuất khẩu dầu ròng. Xuất khẩu dầu đóng góp 0,3% GDP, một lần nữa chỉ là một lượng nhỏ. Nhưng nhìn tổng thể, ngành công nghiệp dầu nước này đóng góp từ 20 đến 30 phần trăm GDP. Hơn nữa, Malaysia xuất khẩu LNG, đóng góp 2,6% vào GDP. Kể từ khi LNG được gắn liền với thị trường dầu thì bất kỳ sự gia tăng nào của thị trường dầu cũng dẫn đến tăng giá LNG với độ trễ một vài tháng.

Colombia là một trường hợp khác. Quốc gia này bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ sự sụp đổ của giá dầu từ năm 2014, phải vật lộn với thâm hụt ngân sách giống như nhiều nhà sản xuất khác, và ít thành công hơn trong việc giải quyết nó. Nước này có rất nhiều nguồn dự trữ chưa phát triển, và giá dầu cao hơn có thể giúp họ bắt đầu phát triển chúng và đảo ngược sự suy giảm sản lượng dầu trong suốt hai năm qua.

Đây này không có gì khác thường đối với bất kỳ nhà sản xuất dầu nào, nhưng Colombia gặp thêm vấn đề nữa từ trữ lượng dầu đang giảm và không có phát hiện mới kể từ năm 1992. Khi giá thấp, các công ty thăm dò có xu hướng thực hiện đầu tư rất chọn lọc, nhưng vì bây giờ Brent gần 65 USD/thùng, Colombia có cơ hội thu hút các khoản đầu tư mới vào nguồn dự trữ dầu của mình, với trữ lượng có thể khai thác theo ước tính là 1,673 tỷ thùng vào cuối năm ngoái.

Thế còn Nigeria thì sao? Nigeria đã được miễn trừ khỏi thỏa thuận cắt giảm của  OPEC vốn được áp đặt lên hầu hết các thành viên khác vào năm ngoái nhằm nỗ lực đẩy giá lên. Nigeria có thể sẽ tham gia cắt giảm, hầu hết các nhà quan sát đều mong đợi thỏa thuận sẽ được kéo dài đến cuối năm 2018.

Tháng trước, Nigeria đã sản xuất 1,738 triệu thùng dầu thô, gần với mục tiêu hạn ngạch đặt ra là 1,8 triệu thùng/ngày – một lượng tương đương với mức cắt giảm của OPEC với các đối tác.

Bây giờ, phần lớn lượng dầu mà Nigeria sản xuất ở đồng bằng Niger được vận chuyển ra nước ngoài. Đây là nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai ở châu Phi chỉ sau Angola. Nhưng lại gặp phải nhiều thách thức, đứng đầu trong số đó là chi phí sản xuất rất cao mà chính phủ, cho dù đã cố gắng thế nào cũng không giảm được đáng kể. Đó là lý do tại sao Nigeria là một người thắng cuộc của đợt phục hồi giá vừa qua, cũng như tất cả các nhà sản xuất có chi phí sản xuất cao hơn, những người đã chứng kiến ​​tăng trưởng sản xuất lao dốc vì giá thấp.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng dầu hôm nay 21-7: Thế giới đứng yên, xăng trong nước giảm mạnh?

Giữ nguyên giá của chốt phiên giao dịch trước, dầu WTI “neo” ở 102,26, Brent ở mức 106,92 USD/thùng. Giá xăng trong nước dự báo giảm mạnh gần 3.000 đồng.
Giá xăng dầu thế giới
Giá “vàng đen” lao dốc trong phiên giao dịch ngày 20-7, sau khi..

Giá năng lượng tại thị trường thế giới ngày 8/12/2017

Giá dầu Mỹ quay đầu giảm nhẹ sáng nay (8/12/2017 – giờ Việt Nam) sau phiên tăng mạnh hôm qua, chủ yếu do sức ép của đồng USD mạnh lên. Trong khi dầu Brent vẫn ổn định. Tính chung giá dầu thế ..

NK dầu của Hàn Quốc từ Iran có thể giảm xuống mức thấp nhất 3 năm trong tháng 9

 
Nhập khẩu dầu mỏ của Hàn Quốc từ Iran có thể giảm xuống mức thấp nhất 3 năm trong tháng 9, do các khách hàng hạn chế đặt hàng, hy vọng được Mỹ miễn trừ với các lệnh trừng phạt Iran.
T..

Barclays nâng dự báo Brent do các lệnh trừng phạt dầu mỏ của Nga

Barclays hôm thứ Hai đã nâng dự báo giá dầu thô Brent thêm 11 USD/thùng cho năm 2022 và 23 USD cho năm 2023, với lý do nguồn cung của Nga bị gián đoạn lớn hơn và kéo dài sau các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu.
Ngân hàng Anh này nhận thấy gi..